游客发表
发帖时间:2025-01-25 10:49:51
Ông Trần Thanh Hải, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Phát triển khu công nghiệp Biên Hòa (Sonadezi) đã cho biết như vậy khi nhận được câu hỏi của phóng viên về việc doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN Biên Hòa 1 gặp khó khăn về vốn khi phải di dời nơi khác.
Ông Hải được lãnh đạo tỉnh Đồng Nai ủy nhiệm trả lời câu hỏi liên quan đến việc chuyển đổi công năng của KCN này tại buổi họp báo 6 tháng đầu năm của tỉnh Đồng Nai diễn ra vào ngày 23-7.
Là đơn vị được tỉnh Đồng Nai phân công lập đề án di dời, theo ông Hải, chính sách xây dựng đề án đưa ra là làm sao để chi phí đền bù thật thỏa đáng, các doanh nghiệp chịu di dời phải có đủ thời gian và chi phí để xây dựng nhà máy mới.
Mặt khác, theo đề án đưa ra, nếu doanh nghiệp nào có đủ khả năng về năng lực và tài chính thì có quyền tự chuyển đổi công năng theo quy hoạch được duyệt ở khu đất của mình tại đây. Trường hợp doanh nghiệp không có khả năng và năng lực thì sẽ nhận tiền bồi thường hoặc các hỗ trợ xây dựng nhà máy ở vị trí mới.
Một chính sách khác nữa là các doanh nghiệp đang hoạt động tại KCN Biên Hòa 1 nếu không có khả năng tự chuyển đổi công năng theo quy hoạch thì được ưu tiên tham gia làm cổ đông của một công ty mới sẽ được thành lập để quản lý dự án khu đô thị - dịch vụ - thương mại sau khi chuyển đổi. Tỷ lệ góp vốn của doanh nghiệp bằng tỷ lệ đất đang thuê ở trong khu công nghiệp để đảm bảo sự công bằng.
Trường hợp mà các doanh nghiệp trong KCN từ chối quyền trở thành cổ đông đó thì chủ đầu tư công ty mới nói trên sẽ mời các cổ đông chiến lược để tham gia vào phần vốn mà những nhà đầu tư đó từ chối.
Với các phương án đưa ra nói trên, ông Hải cho rằng doanh nghiệp thuộc diện di dời ở đây sẽ không bị thiệt nếu đất ở đây trở thành "đất vàng" sau khi được chuyển đổi công năng.
Ngoài ra, tỉnh còn có chính sách hỗ trợ đối với người lao động để các doanh nghiệp di dời ổn định sản xuất và tái đầu tư tại vị trí mới.
Theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, quá trình lập đề án tỉnh đã giao chủ đầu tư tính toán sao cho các doanh nghiệp khi di dời không bị ảnh hưởng lớn. Tỉnh Đồng Nai sẽ áp dụng chính sách ưu đãi cao nhất của Chính phủ cho các doanh nghiệp di dời nhằm bảo vệ môi trường trong tương lai.
Theo tỉnh Đồng Nai, KCN Biên Hòa 1 là một trong những tác nhân gây ô nhiễm lớn nhất đối với sông Đồng Nai, nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho hơn 20 triệu dân ở TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu. Hiện mỗi ngày, 97 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động tại đây xả ra hơn 9.000 m³ nước thải. Trong số này, có 7.900 m3 nước thải được các doanh nghiệp “tự xử lý” rồi xả trực tiếp ra sông Đồng Nai.
Mặc dù đã được Thủ tướng chấp thuận chủ trương di dời KCN Biên Hòa 1 nhưng theo UBND tỉnh Đồng Nai, việc chuyển đổi công năng gặp không ít khó khăn, nhất là việc di dời 104 doanh nghiệp (trong đó có 97 doanh nghiệp đang hoạt động) với trên 26.100 lao động. Trong đó, nguồn vốn để thực hiện chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 gần 15.000 tỉ đồng.
Theo Sonadezi, các doanh nghiệp ở khu công nghiệp Biên Hòa 1 sẽ phải dời về khu công nghiệp Giang Điền hoặc khu công nghiệp Nhơn Trạch, khu công nghiệp Ông Kèo… tùy từng trường hợp.
Tuy nhiên, đến nay các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Biên Hòa 1 vẫn chưa di dời.
Nhiều doanh nghiệp cho biết họ vẫn thấy bất an khi phải di dời về khu công nghiệp Giang Điền hay các khu công nghiệp khác, cách nơi cũ từ 20-60 cây số nên sẽ phát sinh chi phí trong khi họ thiếu vốn. Doanh nghiệp còn lo nguồn lao động sẽ gặp khó khăn khi nhà máy phải ngưng hoạt động để di chuyển, lắp đặt máy móc thiết bị, doanh nghiệp không có sản phẩm cung ứng cho khách hàng, mất thị trường…
(Theo Quốc Hùng/TheSaigontimes.vn)
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接