【dabet.】Soi kèo phạt góc Getafe vs Real Valladolid, 3h00 ngày 23/11
(Tiếp theo kỳ trước)
*NGUYỄN HỒNG TRÀ,đạophaacutettriểnthịtrườngcaacutecsảnphẩmchủyếucủatỉdabet. Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy
BPO - Đối với doanh nghiệp (DN) và người lao động trong DN, thị trường tiêu thụ sản phẩm đứng ở vị trí trung tâm, quyết định sự sống còn của DN. Thông qua hoạt động mua bán trên thị trường, các DN đạt được mục tiêu cuối cùng của mình là thu được lợi nhuận. Thị trường càng lớn thì DN càng thu được nhiều lợi nhuận và ngược lại, nếu thị trường bị thu hẹp, DN sẽ bị suy thoái. Thị trường quyết định lợi nhuận nên DN bán, kinh doanh sản phẩm và dịch vụ mà khách hàng cần chứ không phải kinh doanh cái DN có, nên cần cố gắng xác định nhu cầu của khách hàng qua các yếu tố thị trường như cung, cầu, giá cả…
Phát triển thị trường các sản phẩm chủ yếu
Phát triển thị trường có vai trò rất quan trọng trong phát triển sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của các DN trong tỉnh, nhất là các sản phẩm chủ yếu của tỉnh như: hạt điều, gỗ, sản phẩm chăn nuôi, cao su, rau, quả, cà phê, hạt tiêu, sản phẩm du lịch… Trong giai đoạn vừa qua, các sản phẩm của tỉnh đã ngày càng được biết đến nhiều hơn và tiếp cận với thị trường trong, ngoài nước. Tuy nhiên, việc tìm kiếm, phát triển thị trường còn nhiều hạn chế, chưa có định hướng, giải pháp và cơ chế, chính sách để hỗ trợ phát triển thị trường, kết nối cung - cầu một cách hiệu quả; năng lực logistics chưa đảm bảo yêu cầu; chưa thu hút được các DN có năng lực đầu tư, nhất là đầu tư chế biến sâu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Công tác xúc tiến du lịch chưa có sự bứt phá, các hoạt động quảng bá, hội thảo về xúc tiến du lịch chưa nhiều, chưa đi sâu vào việc khảo sát các điểm, tuyến du lịch.
Trong thời gian tới, Tỉnh ủy đã chỉ đạo cần tập trung đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các hoạt động phát triển thị trường, nhằm đưa những sản phẩm quan trọng, chủ yếu của tỉnh phát triển tương xứng với tiềm năng và thế mạnh, nâng cao giá trị gia tăng, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm là một quá trình từ nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu của khách hàng trên thị trường và xây dựng, áp dụng các biện pháp để đưa sản phẩm hàng hóa dịch vụ của DN từ nơi sản xuất đến địa điểm tiêu dùng một cách hiệu quả, tối ưu hóa chi phí, đồng thời tối đa hóa lợi nhuận; đảm bảo toàn bộ quy trình nghiên cứu, khai thác và chiếm lĩnh thị trường nhằm mục đích gia tăng quy mô thị trường, tăng thêm khối lượng khách hàng. Từ đó tăng sản lượng tiêu thụ, tăng doanh thu cũng như tăng lợi nhuận cho DN.
Đảng bộ các cấp phải tích cực hơn nữa trong lãnh đạo chính quyền và các cơ quan chức năng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, làm sao đưa sản phẩm vào tiêu thụ tại các thị trường mới hoặc nghiên cứu, khai thác thị trường cũ một cách hiệu quả hơn. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm bao gồm phát triển theo chiều rộng (tăng số lượng khách hàng, tăng quy mô sản xuất, kinh doanh của DN) bằng cách tìm kiếm những khách hàng mới có cùng nhu cầu, thị hiếu và có khả năng chi trả cho sản phẩm mà DN hiện đang cung ứng ra thị trường. Đồng thời, phát triển thị trường theo chiều sâu (tăng số lượng khách hàng, tăng quy mô sản xuất, kinh doanh của DN) bằng cách tìm kiếm những khách hàng mới trong chính vùng thị trường hiện tại của mình mà không phải mở rộng không gian địa lý.
Quan điểm, mục tiêu của Tỉnh ủy
Quan điểm của Tỉnh ủy là phát triển thị trường các sản phẩm chủ yếu của tỉnh theo hướng bền vững, trên cơ sở tận dụng và khai thác hiệu quả lợi thế cạnh tranh, gắn với chuyển dịch cơ cấu các ngành sản xuất, chế biến theo hướng tập trung, ứng dụng công nghệ sạch, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo quy chuẩn tiên tiến; tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do Việt Nam tham gia để mở rộng thị trường xuất khẩu. Phát triển thị trường cả trong và ngoài nước, xác định rõ thị trường mục tiêu trong từng giai đoạn, từng sản phẩm; đa dạng hóa các phương thức tiếp cận thị trường, phương thức truyền thống (trực tiếp) và hiện đại (trên không gian mạng, sử dụng công nghệ). |
Phát triển mở rộng thị trường, gia tăng thị phần, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, tạo động lực phát triển sản xuất và tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu; đóng góp tỷ trọng lớn vào GRDP của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2025, các sản phẩm chủ yếu của tỉnh (tiêu, cà phê, rau quả, sản phẩm chế biến từ điều, gỗ, cao su, chăn nuôi heo, gà…) có mặt tại 50% hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích hoạt động theo chuỗi trong nước. Tổng kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm chủ yếu đạt 2,5 tỷ USD/năm. Xuất khẩu thành công các sản phẩm chủ yếu của tỉnh sang các thị trường khu vực. Đón khoảng 1,7 triệu lượt khách du lịch (trong đó, duy trì tỷ trọng khách quốc tế chiếm khoảng 3,21-4% tổng số lượt khách), doanh thu đạt khoảng 1.560 tỷ đồng.
Đến năm 2030, các sản phẩm chủ yếu của tỉnh (tiêu, cà phê, rau quả, sản phẩm chế biến từ điều, gỗ, cao su, chăn nuôi heo, gà…) có mặt tại hầu hết các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích hoạt động theo chuỗi trong nước. Tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chủ yếu đạt 3,5 tỷ USD/năm. Xuất khẩu thành công các sản phẩm chủ yếu của tỉnh sang các thị trường châu Âu, Mỹ. Đón khoảng 4 triệu lượt khách du lịch (trong đó, duy trì tỷ trọng khách quốc tế chiếm khoảng 4-5,05% tổng lượt khách), doanh thu đạt khoảng 7.000 tỷ đồng.
Để thực hiện hoàn thành mục tiêu của Tỉnh ủy đề ra cho chương trình phát triển thị trường các sản phẩm chủ yếu của tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, yêu cầu các đảng bộ, địa phương, cơ quan, đơn vị cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ và giải pháp sau:
Quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu, chăn nuôi an toàn dịch bệnh, tạo nguồn hàng ổn định cho sản xuất, chế biến và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; tăng cường các hoạt động hợp tác khuyến công, khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tăng dần hàm lượng khoa học - công nghệ nhằm gia tăng giá trị sản phẩm. Nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất có hiệu quả để từng bước hình thành chuỗi cung ứng và tiêu thụ sản phẩm giữa Bình Phước và các tỉnh, thành.
Thúc đẩy hình thành hệ thống dự trữ, bảo quản sản phẩm để giảm thiệt hại về chất lượng, xây dựng kho bãi để tập kết sản phẩm, đặc biệt là các loại sản phẩm khó bảo quản và tỷ lệ hao hụt cao; đào tạo các thành viên có liên quan trong chuỗi giá trị. Ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới giao thông kết nối vùng và nội tỉnh theo đề án nhằm đáp ứng nhu cầu lưu thông, kết nối các đầu mối vận tải, cảng, kho bãi, đảm bảo lưu chuyển hàng hóa thuận lợi, với chi phí thấp nhất có thể.
Các đảng bộ, địa phương, cơ quan, đơn vị đẩy mạnh xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm chủ yếu của tỉnh. Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của thương hiệu sản phẩm; cung cấp thông tin, hỗ trợ, tư vấn cho các DN sản xuất và tiêu thụ sản phẩm về xây dựng thương hiệu thông qua quy hoạch và xây dựng vùng sản xuất. Khuyến khích DN đổi mới công nghệ, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn trong nước và quốc tế. Hướng dẫn, hỗ trợ DN trong thực hiện các thủ tục pháp lý đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong và ngoài nước, đăng ký hệ thống truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý của sản phẩm. |
Chủ động và nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch, cải thiện khả năng tiếp cận thông tin về thị trường đối với các DN sản xuất và xuất khẩu nông sản chủ lực của tỉnh; bao gồm các thông tin về hình thức và xu hướng sản xuất, tiêu thụ, đặc điểm thị trường, các hàng rào thuế quan, quy chuẩn chất lượng sản phẩm, vấn đề thâm nhập thị trường, kênh phân phối, lưu kho, bao gói, nhãn mác, giá cả và triển vọng thị trường... Tổ chức các hoạt động kết nối giao thương giữa DN, hợp tác xã… tại Bình Phước với DN nước ngoài; tạo cầu nối giữa Nhà nước với DN và nông dân; hỗ trợ DN, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng như: ISO, HACCP, GMP… Hỗ trợ DN, các hợp tác xã, cơ sở sản xuất quảng bá sản phẩm, tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường trong và ngoài nước thông qua các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại; tạo lập thị trường ổn định, bền vững cho các sản phẩm chủ yếu. Xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin thị trường, sản phẩm, công nghệ…; thông tin, phổ biến đến DN, người dân để định hướng sản xuất theo tín hiệu, nhu cầu thị trường.
Phát triển đồng bộ, đa dạng hạ tầng thương mại, các phương thức tổ chức kinh doanh thương mại, dịch vụ, các trung tâm dịch vụ logistics, hệ thống giao thông kết nối các trung tâm kinh tế, đầu mối vận tải… Qua đó mở rộng các kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm của tỉnh ở thị trường trong tỉnh và cả nước.
Phát triển hệ thống sản phẩm du lịch gắn với nét văn hóa đặc trưng, bản sắc riêng của Bình Phước; phối hợp các địa phương, công ty lữ hành để xây dựng các tour du lịch “xanh”, du lịch sinh thái, tôn trọng yếu tố tự nhiên, văn hóa địa phương để từng bước mở lối cho du lịch phát triển bền vững, đóng góp vào mục tiêu phát triển chung của tỉnh trong thời gian tới. Tăng cường các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Bình Phước. Đẩy mạnh hợp tác, liên kết phát triển du lịch trong vùng Đông Nam Bộ và trong khuôn khổ các chương trình hợp tác giữa tỉnh Bình Phước với các tỉnh Kratie, Stung Treng (Campuchia) - Champasak (Lào) - Ubon Ratchathani (Thái Lan) trên tuyến du lịch xuyên Á. Chủ động liên kết với các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch (công ty/đại lý du lịch/lữ hành, công ty vận tải du lịch, đại lý bán vé máy bay, tàu hỏa, nhà hàng, cơ sở lưu trú,...) thông qua hiệp hội du lịch ở các tỉnh, thành phố trong cả nước để quảng bá các sản phẩm chủ yếu của tỉnh.
Đảng bộ các cấp từ tỉnh đến cơ sở tập trung triển khai lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả Kết luận số 365-KL/TU ngày 25-6-2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển thương mại, thương mại điện tử và thương mại biên giới trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và Kết luận số 366-KL/TU ngày 25-6-2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển thị trường các sản phẩm chủ yếu của tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
(còn nữa)