发布时间:2025-01-16 20:11:32 来源:VBet88 作者:World Cup
Năm 2021 thực sự là một năm mà chính quyền và toàn dân cùng trải qua những tháng ngày “sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau”. Sống chết có nhau, theo ghi nhận của Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến từ sự tận mắt chứng kiến những chiến sĩ quân đội, công an, các nhà báo, các đội tình nguyện viên, thiện nguyện làm việc quên mình vì nhiệm vụ, đặc biệt là các y, bác sĩ, cán bộ y tế trong bộ quần áo bảo hộ kín mít giữa thời tiết nắng nóng cao điểm ở TP. Hồ Chí Minh hồi tháng 8 năm ngoái: “những đôi mắt thâm quầng vì thiếu ngủ, những bữa cơm hộp, cơm phần ăn vội ngay ở phòng trực trong bệnh viện dã chiến; những làn da khô sạm do mất nước, có người đã bước đi loạng choạng do làm việc quá sức... Phía sau nhiều đồng chí là cha mẹ già yếu, vợ, chồng, con và những người thân trong gia đình đang phải cách ly, giãn cách xã hội với không ít khó khăn trong đời sống. Nhưng tất cả đều sẵn sàng lên đường, không chỉ là chấp hành quyết định của cấp trên mà còn là mệnh lệnh của trái tim”.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng đồng bào các dân tộc trong Ngày hội Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc, ngày 12/2/2022. |
No đói giúp nhau, các cây “ATM” gạo, “ATM” ô xy, siêu thị 0 đồng, chợ 0 đồng đồng loạt xuất hiện từ Bắc vào Nam, đã có hàng triệu túi quà đại đoàn kết, túi quà an sinh, hàng vạn tấn lương thực, thực phẩm, hàng ngàn tấn trang thiết bị của đồng bào cả nước và của kiều bào ta ở nước ngoài được chở vào TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Cộng đồng doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các tầng lớp nhân dân ủng hộ số tiền bằng tiền mặt hàng chục nghìn tỷ đồng để giúp đỡ những nơi khó khăn và mua vắc-xin để tiêm phủ trên diện rộng miễn phí cho toàn dân thực hiện phòng, chống dịch. Tất cả mọi người dân trên đất nước Việt Nam từ cụ già đến em nhỏ; từ thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh… đều chung tay. Trong thời kỳ chiến tranh giải phóng dân tộc, Phật giáo đã cởi áo cà sa mang áo bào ra chiến trận; trong đại dịch, các nhà sư để lại áo nâu sồng, mặc áo blue dấn thân vào trận chiến không có tiếng súng…
Một trong những hoạt động hấp dẫn trong Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”. |
Vào mùa hè năm ngoái, trước Quốc hội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã bày tỏ sự đặc biệt trân trọng “truyền thống con rồng cháu tiên, đạo lý “bầu ơi thương lấy bí cùng,” ý chí vươn lên trong nghịch cảnh đã luôn là những phẩm chất vĩ đại, làm nên mọi thắng lợi, đem về nhiều vinh quang cho dân tộc Việt Nam”. Chủ tịch nước gọi đó là “tinh thần đoàn kết vô địch của Nhân dân ta”. Từ sức mạnh vô địch của tình đoàn kết, khi phát biểu tại Ngày hội Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc, người đứng đầu Nhà nước nói ông muốn mượn mấy câu thơ trong Bài ca mùa xuân 61 của Nhà thơ Tố Hữu để gửi niềm hy vọng về một năm mới tươi sáng: “Rét nhiều nên ấm nắng hanh/Đắng cay lắm mới ngọt lành đó chăng? Giã từ năm cũ bâng khuâng/Đã nghe xuân mới lâng lâng lạ thường!”.
Đắng cay qua, ngọt lành tới là điều có thể cảm nhận rõ nét nhất ở hai “đầu tầu” của cả nước. Giã biệt những mùa đau thương, TP. Hồ Chí Minh đón xuân mới theo cảm nhận của Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên: “Tết năm nay là một cái Tết đặc biệt, không giống bất cứ một cái Tết nào trước đó vì chúng ta có nhiều nỗi lo quá. Một cái Tết mà trước đó chúng ta không ai nghĩ rồi cũng có thể đến lúc bình yên đến như vậy. Sau khi thành phố vượt qua một “cơn bạo bệnh”, những mất mát trong nhiều gia đình chưa thể nguôi ngoai, sự thiếu vắng người thân trong những lúc sum họp gia đình của thời khắc thiêng liêng giao thừa là cảm xúc không thể nào quên”.
Mọi miền tràn ngập sắc xuân “Trong năm 2022, đất nước ta nói riêng và các nước trên thế giới nói chung tiếp tục gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Nhưng chúng ta đã, đang và sẽ “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” cùng với niềm tin về sức mạnh Việt Nam chúng ta sẽ vượt qua thử thách đại dịch này. Với khí thế mới, quyết tâm mới, với niềm tin vững chắc vào công cuộc đổi mới và sự lãnh đạo của Đảng, sắc xuân đang tràn ngập trên mọi miền của Tổ quốc”. - Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc |
Xác định Tết năm nay là Tết tri ân, nên mặc dù kinh tế của TP. Hồ Chí Minh cực kỳ khó khăn khi rơi vào tăng trưởng âm rất sâu, thành phố vẫn dành 1.062 tỷ đồng, tăng 136 tỷ đồng so với Tết 2021 chăm lo Tết cho người dân. Bí thư Nguyễn Văn Nên cho rằng TP. Hồ Chí Minh bước qua được cơn bạo bệnh, là bởi có được đồng cảm của Nhân dân, sự đồng cảm này trên cả mức ủng hộ, đồng tình, đó là sự chia sẻ, thấu hiểu và hết lòng hết sức của toàn thể Nhân dân. “Toàn xã hội cùng chung tay thì chúng ta sẽ thành công” - ông Nên nói- “đây là niềm tin mạnh mẽ trong con đường đi tới của thành phố”.
Đến nay, đã có gần 100% người lao động trở lại TP. Hồ Chí Minh làm việc. Tất cả trẻ em, học sinh, sinh viên cũng đều đã được đến trường. Thành phố đã chủ động nghiên cứu, ban hành Kế hoạch phục hồi kinh tế - xã hội giai đoạn 2022 - 2025; triển khai thực hiện chiến lược y tế trong giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, tạo cơ sở vững chắc mở ra nhiều triển vọng phát triển. TP. Hồ Chí Minh quyết tâm vực dậy nền kinh tế từ mức tăng trưởng âm 6,78% năm 2021 lên mức tăng trưởng từ 6 - 6,5% năm 2022 và tạo đà tăng trưởng bình thường như trước đại dịch.
Tại Hà Nội, “đầu tàu” này phấn đấu đưa mức tăng trưởng từ 2,92% năm 2021 lên mức tăng từ 7 - 7,5% trong năm 2022. Ngay từ những ngày đầu năm, Hà Nội rầm rập “ra quân” thúc đẩy nhanh sự phục hồi và phát triển các ngành kinh tế, nhất là dịch vụ, thương mại, du lịch, phục hồi các chuỗi cung ứng, vùng nguyên liệu, kênh phân phối; quyết liệt giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư. Một loạt đại dự án của Hà Nội đã sẵn sàng lên bệ phóng như dự án đầu tư đường Vành đai 4; cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; lập Quy hoạch phát triển thành phố giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050; điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội… Cũng như người đứng đầu Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định: “Để thành công, phải tiếp tục khơi dậy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và Nhân dân”.
Nguồn lực to lớn Cũng trong những ngày đầu xuân, Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” đã họp Phiên thứ nhất dưới sự chủ trì của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Trưởng Ban Chỉ đạo. Chủ tịch nước khẳng định: “Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Tháng 10/2021, Bộ Chính trị ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” nhằm kiểm điểm, đánh giá toàn diện tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết này trong 10 năm qua, đồng thời xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc đến năm 2035 và những năm tiếp theo. Trong 10 năm qua, vấn đề bảo vệ Tổ quốc được mở rộng và bao trùm hơn, thể hiện tính toàn diện, tổng thể của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Theo đó, mục tiêu bảo vệ vững chắc Tổ quốc luôn gắn liền với mục tiêu giữ vững môi trường hòa bình, ổn định của quốc gia để tranh thủ mọi nguồn lực cả nội lực và ngoại lực nhằm xây dựng, phát triển đất nước ngày càng bền vững. |
相关文章
随便看看