游客发表
发帖时间:2025-01-16 06:31:47
Doanh nghiệp dệt may "trắng trơn" đơn hàng xuất khẩu giá trị cao | |
Dệt may xuất khẩu “bay hơi” 2 tỷ USD | |
Xuất khẩu dệt may giảm mạnh,hóngtỷ lệ kèo bóng đá nhà cái hôm nay chỉ đạt hơn 32 tỷ USD? |
Dự báo, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may cả năm khoảng 32,75 tỷ USD, giảm khoảng 16% so với năm 2019. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Tính từ đầu năm đến hết tháng 8/2020, sản xuất dệt tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước; sản xuất trang phục giảm 4,2% so với cùng kỳ năm trước.
Cũng theo đà sụt giảm, so với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc 8 tháng ước đạt 19,25 tỷ USD, giảm 11,6%; vải mạnh, vải kỹ thuật khác ước đạt 260 triệu USD, giảm 36,8%; xơ, sợi dệt các loại ước đạt 2,2 tỷ USD, giảm 19,4%.
Bộ Công Thương đánh giá, do ảnh hưởng của dịch Covid, tình hình sản xuất, xuất khẩu ngành dệt may vẫn gặp nhiều khó khăn. Nhu cầu tiêu dùng trên thế giới bị ảnh hưởng bởi các hoạt động giãn cách xã hội, tâm lý không chắc chắn về diễn biến tương lai cùng những chính sách “thắt lưng buộc bụng” của các hộ gia đình dè dặt trong chi tiêu, đầu tư của các doanh nghiệp cũng chững lại.
Về tổng cầu, bước sang quý 3/2020, tình hình thị trường dệt may thế giới nhìn chung vẫn chưa đón nhận nhiều dấu hiệu khả quan, cầu thị trường chưa chuyển biến nhiều.
Niềm tin tiêu dùng các mặt hàng ở Mỹ, EU và Nhật Bản chưa có nhiều tín hiệu tốt. Các số liệu nhập khẩu hàng may mặc và một loạt động thái giảm giá kích cầu, đẩy hàng tồn kho đi nhằm tránh tồn đọng vốn của các hãng bán lẻ, cũng như tạm ngừng nhập khẩu may mặc của các nhà nhập khẩu lớn cho thấy thị trường cũng như cầu tiêu dùng các mặt hàng quần áo đang chững.
Bộ Công Thương nêu rõ, theo thông lệ hàng năm, thời điểm hiện tại các doanh nghiệp đều có đơn hàng đến cuối năm và thậm chí nửa đầu năm sau.
Tuy nhiên, nhu cầu chững lại do dịch Covid-19 khi người tiêu dùng trên thế giới chỉ quan tâm đến đồ dùng thiết yếu và phòng chống dịch bệnh, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện chỉ nhận đơn hàng theo thông tin từng tháng, thậm chí từng tuần.
“Một số doanh nghiệp đã nhận được khoảng 50-60% đơn hàng cho tháng 9, các tháng còn lại của năm 20120 và năm 2021 đều chưa có thông tin rõ ràng”, đại diện Bộ Công Thương cho hay.
Ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) phân tích, hành vi tiêu dùng sau đại dịch Covid-19 đã thay đổi đáng kể. Các khảo sát gần đây trên cả thị trường quốc tế (do Deloitte thực hiện) và trong nước (do Tập đoàn thực hiện) đều cho chung một nhận định là ưu tiên về dược phẩm, thực phẩm và gửi tiền tiết kiệm là những ưu tiên hàng đầu của mọi người.
Quần áo tuy vẫn có vị trí thứ 4 trong danh mục ưu tiên nhưng sau tiết kiệm, do đó ngân sách dành cho hàng may mặc rất hạn chế. Xu thế tiêu dùng ít đi, sử dụng các mặt hàng cơ bản nhiều hơn, hạn mức mua sắm thấp đi,… sẽ chi phối thị trường thời trang trong thời gian tới.
Việc tổng cầu giảm sẽ đẩy cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia sản xuất dệt may trở nên khốc liệt hơn, giá thấp hơn, áp lực của người mua lớn hơn.
Vinatex dự báo, xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong nửa cuối năm tiếp tục giảm khoảng từ 14-18% so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm khoảng 32,75 tỷ USD, giảm khoảng 16% so với năm 2019.
Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty May Hưng Yên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas), hiện lượng cầu thấp và còn phải chia ra cho nhiều thị trường, nhưng nếu các doanh nghiệp Việt Nam làm tốt về thời gian, chất lượng, giá cả hợp lý thì có thể giành được nhiều đơn hàng hơn.
Đặc biệt, các doanh nghiệp cần thay đổi phương thức ký hợp đồng. Trước kia, doanh nghiệp thường phải kết nối thông qua trung gian thì nên triển khai ký hợp đồng trực tiếp với đối tác dựa trên nền tảng số, công nghệ thông tin để giúp giảm bớt khâu trung gian, kết nối nhanh chóng với đối tác hơn khi có thể chào giá, gửi hàng, thỏa thuận ký kết ngay trên mạng internet.
“Điều này giúp doanh nghiệp không những tiết kiệm được thời gian, nâng cao uy tín mà còn giúp giá trị đơn hàng được nâng lên”, ông Dương nhấn mạnh.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接