Đối tác của dự án bao gồm: Cơ quan hợp tác phát triển Hàn Quốc (KOICA),ảiphápsốchongườikhuyếttậtnạnnhânbommìkết quả bóng đá berlin Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) và Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam (VNMAC), với sự hỗ trợ của Bộ Lao động, Thương binh và Xã Hội (LĐTBXH).
Nền tảng trực tuyến trên là một trong những hoạt động của Dự án Việt Nam - Hàn Quốc hợp tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ thông qua KOICA. Dự án nỗ lực đảm bảo những hỗ trợ cho nạn nhân bom mìn cũng mang lại lợi ích cho người khuyết tật nói chung ở Việt Nam.
Theo ước tính, Việt Nam hiện có khoảng hơn 6 triệu người khuyết tật (chiếm khoảng 7% dân số). Nền tảng số này sẽ góp phần cải thiện cuộc sống của người khuyết tật và giúp cho công tác bảo trợ xã hội đáp ứng nhu cầu của người khuyết tật. Phần mềm giúp người khuyết tật, nạn nhân bom mìn có thể thuận tiện khai báo thông tin về tình trạng khuyết tật; in giấy xác nhận khuyết tật và có thể nhận được sự hỗ trợ phù hợp của chính phủ; cập nhật nhu cầu cần hỗ trợ với các cấp quản lý liên quan. Thông tin đăng ký trên cơ sở dữ liệu được bảo mật.
Ra mắt nền tảng trực tuyến và ứng dụng trên điện thoại thông minh, bà Caitlin Wiesen - Trưởng đại diện thường trú của UNDP, cho biết: “Đánh giá nhanh về tác động kinh tế xã hội của đại dịch Covid-19 đối với người khuyết tật của UNDP cho thấy có khoảng 24% người tham gia khảo sát không có giấy chứng nhận khuyết tật và đây là một trong những nguyên nhân khiến họ chưa tiếp cận được đầy đủ với các dịch vụ và hỗ trợ cần thiết. Chúng tôi rất vui khi cùng hợp tác với VNMAC, Bộ LĐTBXH và KOICA thông qua một trong những dự án hành động bom mìn lớn nhất ở Việt Nam đã xây dựng và đóng góp giải pháp số đem lại lợi ích cho không chỉ nạn nhân bom mìn, mà cả cộng đồng người khuyết tật. Dữ liệu cập nhật, chính xác, đáng tin cậy giúp Chính phủ cung cấp đầy đủ dịch vụ và hỗ trợ cần thiết, đáp ứng nhu cầu của người khuyết tật”.
Đối với cán bộ làm công tác bảo trợ xã hội, nền tảng số này chuyển đổi việc quản lý và phương cách hỗ trợ cho người khuyết tật. Nó giúp cho cơ quan LĐTBXH từ trung ương tới các tỉnh xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin người khuyết tật một cách kịp thời và chính xác, giúp cho việc hoạch định chính sách dựa trên cơ sở bằng chứng và thực hiện hỗ trợ chính sách đáp ứng nhu cầu của người khuyết tật.
Nền tảng số này đã được thử nghiệm thành công ở 9 tỉnh/ thành phố (Quảng Bình, Bình Định, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, và Vĩnh Long), với 90,000 người khuyết tật đã đăng ký trên hệ thống. Phần mềm được thí điểm trước hết ở một số xã, huyện ở một số tỉnh. Với sự hỗ trợ của Dự án Việt Nam - Hàn Quốc hợp tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh, phần mềm này đã được sử dụng mở rộng trên toàn tỉnh Quảng Bình và Bình Định, với tổng số 75,000 người khuyết tật đã đăng ký trên hệ thống. Kết quả thí điểm cho thấy cho nền tảng số này đã sẵn sàng đưa vào sử dụng trên toàn quốc và càng trở nên dễ dàng hơn khi ra mắt ứng dụng trên điện thoại di động hệ điều hành IOS và Android. |
Mai Lâm