ADB cho biết tốc độ tăng trưởng kinh tế ở hầu hết các nền kinh tế của châu Á tiếp tục cao,óngnợcônglanđếnchâuÁgiải ngoại hạng scotland nhưng các hoạt động thương mại và tài chính bắt đầu suy giảm do tình trạng rối loạn ở châu Âu, và các hoạt động này có nguy cơ bị sụt giảm hơn nữa nếu cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu phát triển thành cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính lan rộng. Khi trình bày các đánh giá mới nhất của ADB đối với các nước Đông Á mới nổi tại cuộc họp báo ở Hồng Kông ngày 6-12, ông Iwan J. Azis - Giám đốc Văn phòng Hội nhập Kinh tế Khu vực của ADB khẳng định, tình hình đang thay đổi nhanh chóng, không chỉ hàng tuần, hàng ngày mà hàng giờ. ADB đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2012 của khu vực Đông Á mới nổi - trong đó bao gồm Trung Quốc và hầu hết các nước khu vực Đông Nam Á, trừ Ấn Độ và Nhật Bản - xuống 7,2%, thấp hơn mức dự báo 7,5% trước đây. ADB còn cho rằng, mức tăng trưởng đó có thể giảm xuống 5,4% nếu cuộc khủng hoảng của phương Tây tiếp tục leo thang, đẩy Mỹ và châu Âu trở lại suy thoái. Triển vọng đối với khu vực châu Âu vẫn mờ mịt do các biện pháp tài chính khắc khổ và cho vay hạn chế của các ngân hàng đã hạn chế mức tăng trưởng. Các nhà phân tích của tập đoàn Nomura cho biết, họ dự kiến mức tăng trưởng của khu vực đồng euro chỉ còn 1% trong năm tới. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương không phải gánh chịu các khoản nợ của các hộ gia đình và chính phủ cao như ở châu Âu và Mỹ. Các ngân hàng châu Á cũng ít bị ảnh hưởng trước khoản nợ của châu Âu, nghĩa là bất cứ sự vỡ nợ nào ở châu Âu cũng sẽ không gây hậu quả nghiêm trọng đối với châu Á. Nhưng phần lớn khu vực châu Á-Thái Bình Dương lệ thuộc và coi phương Tây như một thị trường tiềm tàng để tiêu thụ các loại sản phẩm của khu vực, và nhu cầu chững lại ở Mỹ và châu Âu khiến mức tăng trưởng xuất khẩu từ châu Á giảm trong những tháng gần đây. Ông Glenn Stevens, Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Australia cho rằng, hiện nay xuất nhập khẩu ở châu Á đang bị tác động lớn bởi tình hình kinh tế rối loạn ở châu Âu. Gần đây, các nhà phân tích ngày càng lo ngại các ngân hàng châu Âu có thể cắt giảm rất lớn các khoản cho vay của họ ở châu Á. Ông Rob Subbaraman - nhà kinh tế trưởng phụ trách châu Á của tập đoàn Nomura khẳng định, mặc dù giai đoạn này chưa có nhiều dấu hiệu cho thấy các ngân hàng cho vay của châu Âu sẽ ngừng các khoản cho vay, nhưng nhiều khả năng điều đó sẽ xảy ra nếu tình hình châu Âu ngày càng xấu hơn. Các thị trường cổ phiếu và chứng khoán châu Á cũng đang chứng kiến các nguồn đầu tư chảy ra bên ngoài do giới đầu tư Mỹ và châu Âu lo ngại, từ đó họ đưa các khoản tiền đầu tư về nước. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách ở châu Á có khả năng linh hoạt hơn các đồng nghiệp châu Âu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua cắt giảm tỷ lệ lãi suất hoặc các sáng kiến thuế. Hơn nữa, ông Azis của ADB cho biết các ngân hàng ở châu Á có khả năng thanh toán tiền mặt rất lớn và có thể giúp cung cấp tài chính để bổ sung các khoản thiếu hụt nếu các ngân hàng châu Âu trong khu vực ngừng hoặc rút các khoản cho vay. Ông khẳng định bất chấp tình trạng rối loạn ở phương Tây đã và đang tác động đến nền kinh tế của châu Á-Thái Bình Dương, song nền kinh tế châu Á sẽ vẫn "hạ cánh" nhẹ nhàng. Khánh Linh |