Trung Mỹ và Nam Mỹ dường như sẽ là các khu vực tiếp theo đối với những nỗ lực củng cố hoạt động của Uber. Giám đốc điều hành (CEO) Dara Khosrowshahi cho rằng sự tăng trưởng trong tương lai của Uber sẽ có "tính chất hữu cơ" (tăng trưởng đạt được nhờ cải thiện chất lượng sản phẩm,ừarútkhỏiĐôngNamÁUbertìmkiếmthịtrườngmớđội hình real madrid 2020 dịch vụ và công nghệ, xây dựng lại thương hiệu...) thay vì thông qua hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A).
Vấn đề chính là Uber đang đối mặt với một “trận chiến” tại ít nhất hai thị trường chủ chốt là Mexico và Brazil có tổng dân số hơn 300 triệu người trước sự cạnh tranh của đối thủ Didi Chuxing (Trung Quốc). Trong khi đó, công ty cung cấp dịch vụ gọi xe qua phần mềm trên điện thoại Easy Taxi, có trụ sở tại São Paulo (Brazil) cũng đang có địa bàn hoạt động "phủ sóng" nhiều nước Mỹ Latinh như Argentina, Mexico, Bolivia, Panama, Brazil, Peru, và Chile. Easy Taxi dù chưa thu hút sự quan tâm của SoftBank, Didi, hay Uber song cũng đã huy động được số vốn đầu tư lên tới gần 80 triệu USD và trước tình hình cạnh tranh đang nóng lên thì đây có thể sẽ là mục tiêu đầu tư hoặc M&A của 3 doanh nghiệp trên.
Mỹ Latinh là đích đến của Uber là điều dễ hiểu sau khi hãng này chuyển nhượng mảng kinh doanh tại thị trường Đông Nam Á cho đối thủ Grab, đổi lại công ty đặt trụ sở ở Mỹ này sẽ nhận 27,5% cổ phần trong Grab. Thương vụ này đánh dấu lần rút lui thứ hai của Uber tại thị trường châu Á đồng thời làm dấy lên tâm lý lo ngại xen lẫn thất vọng cho cả tài xế và khách hàng trước việc Grab thâu tóm thị trường xe đi chung tại Đông Nam Á. Mặc dù Uber vẫn là doanh nghiệp lớn nhất hoạt động trong lĩnh vực này với sự hiện diện ở hơn 600 thành phố trên toàn thế giới, song hãng hiện đang đối mặt với rất nhiều khó khăn khi vướng phải hàng loạt bê bối và làn sóng phản đối của các hãng taxi truyền thống ở cả châu Á và châu Âu./.
Theo TTXVN