【kết qua y】Soi kèo góc Hungary vs Đức, 2h45 ngày 20/11

[La liga] 时间:2025-01-20 19:57:16 来源:VBet88 作者:La liga 点击:101次
Đổi mới cơ chế phân cấp, phân bổ ngân sách địa phương: Rõ trách nhiệm của trung ương và địa phương
Nguồn: Luật ngân sách nhà nước. Đồ họa: Văn Chung

Ngân sách địa phương được mở rộng quyền tự chủ

Giai đoạn 2011 - 2016, trong số 63 tỉnh, thành của cả nước, có 13 địa phương nộp ngân sách về trung ương và 50 địa phương nhận trợ cấp cân đối từ trung ương do chưa tự cân đối được ngân sách của địa phương mình, do đó sự thay đổi giảm tỷ lệ này sẽ giúp chia sẻ với các địa phương khó khăn, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các địa phương vùng miền.

Theo phân cấp, thu ngân sách địa phương (NSĐP) có xu hướng tăng dần theo các giai đoạn cả về quy mô và tỷ trọng. Số lượng các địa phương có số thu ngân sách nhà nước (NSNN) trên địa bàn vào nhóm trên 10.000 tỷ đồng, từ 5.000 tỷ đồng đến dưới 10.000 tỷ đồng và từ 1.000 tỷ đồng đến dưới 5.000 tỷ đồng không ngừng tăng qua các năm. Năm 2016 tương ứng là 15 địa phương (nhóm 10.000 tỷ đồng), 11 địa phương (từ 5.000 tỷ đồng đến dưới 10.000 tỷ đồng) và 37 địa phương (từ 1.000 tỷ đồng đến dưới 5.000 tỷ đồng); thì đến hết năm 2020 tương ứng là 30 địa phương (nhóm 10.000 tỷ đồng), 16 địa phương (từ 5.000 tỷ đồng đến dưới 10.000 tỷ đồng) và 16 địa phương (nhóm 10.000 tỷ đồng).

Trên thực tế, thời kỳ ổn định ngân sách 2016 - 2020, tỷ lệ phân chia giữa ngân sách trung ương (NSTW) và NSĐP có sự điều chỉnh thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ điều tiết cho NSTW, đồng nghĩa với giảm tỷ lệ phân chia cho NSĐP so với thời kỳ ổn định ngân sách 2011 - 2015. Quốc hội điều chỉnh giảm tỷ lệ phân bổ cho NSĐP các khoản thu phân chia giữa NSTW và NSĐP đối với hầu hết các tỉnh, thành phố có nguồn thu NSNN lớn, trong đó có 2 thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Chính phủ đã giao Bộ Tài chính xây dựng Đề án đổi mới cơ chế phân cấp quản lý, phân bổ NSNN để bảo đảm vai trò chủ đạo của NSTW và chủ động, tích cực của NSĐP, các cơ quan, đơn vị liên quan, nhất là cơ chế, chính sách nuôi dưỡng nguồn thu.

Trên thực tế thời gian qua, cơ chế phân cấp NSTW và địa phương đã thực hiện đạt được nhiều kết quả tích cực. Phân cấp quản lý NSNN đã đảm bảo nguồn lực tài chính quốc gia được huy động và sử dụng hiệu quả. Qua đó, đảm bảo thực quyền của Quốc hội, tăng tính chủ động của hội đồng nhân dân các cấp trong việc quyết định dự toán, phân bổ và phê chuẩn quyết toán ngân sách.

Số địa phương có điều tiết ngân sách trung ương liên tục tăng

Năm 2016 tương ứng là 15 địa phương (nhóm 10.000 tỷ đồng), 11 địa phương (từ 5.000 tỷ đồng đến dưới 10.000 tỷ đồng) và 37 địa phương (từ 1.000 tỷ đồng đến dưới 5.000 tỷ đồng); thì đến hết năm 2020 tương ứng là 30 địa phương (nhóm 10.000 tỷ đồng), 16 địa phương (từ 5.000 tỷ đồng đến dưới 10.000 tỷ đồng) và 16 địa phương (nhóm 10.000 tỷ đồng).

Với kết quả đó có thể khẳng định, Luật NSNN đã tạo ra bước đột phá mạnh mẽ trong việc lập, chấp hành và quản lý ngân sách, đặc biệt đã nâng cao vai trò và trách nhiệm, tạo chủ động cho các cấp chính quyền địa phương trong việc quan tâm, nuôi dưỡng và khai thác nguồn thu trên địa bàn.

Đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương

Tuy nhiên đến nay, cơ chế phân cấp ngân sách đã có những bất cập, lộ rõ những rủi ro. Đó là vai trò chủ đạo của NSTW giảm, làm giảm khả năng, vai trò định hướng của NSTW, giảm khả năng đầu tư dứt điểm các công trình trọng điểm, mang tính đột phá đối với sự phát triển của nền kinh tế...

Bên cạnh đó, do phạm vi nguồn lực chính quyền địa phương được hưởng, nhất là đối với 47 tỉnh, thành phố nhận số bổ sung từ NSTW, cũng như cơ chế phân cấp tương đối đặc thù (không phân chia theo sắc thuế mà phân chia theo tổng nguồn thu trên địa bàn), nên vai trò của chính quyền địa phương trong việc quyết định nguồn thu và nhiệm vụ chi tương đối hạn chế. Trong khi đó, quy mô chi của NSTW đang có xu hướng giảm dần và ở mức dưới 50% tổng chi NSNN.

Vấn đề này đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của giới chuyên gia. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, cần thiết phải nghiên cứu sửa đổi cơ chế phân cấp nguồn thu - nhiệm vụ chi ngân sách theo hướng đảm bảo vai trò chủ đạo của NSTW, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Có ý kiến đề nghị cần nghiên cứu sửa đổi một số quy định của Luật NSNN về phân cấp ngân sách để tăng cường vai trò chủ đạo của NSTW, qua đó đảm bảo tỷ trọng thu NSTW khoảng 60 - 65% tổng thu NSNN; số tăng thu chỉ sử dụng để giảm bội chi và hình thành một số khoản thu gắn với nhiệm vụ chi như giáo dục, y tế.

Bộ Tài chính hiện đang xây dựng dự thảo Đề án đổi mới cơ chế phân cấp quản lý, phân bổ NSNN để bảo đảm vai trò chủ đạo của NSTW và chủ động, tích cực của NSĐP. Trong đó, tập trung xác định mục tiêu tổng quát là đổi mới cơ chế phân cấp và phân bổ ngân sách theo hướng phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn giữa trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương, giữa nhà nước và thị trường, giữa NSNN và các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, giữa NSNN và nguồn tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Đồng thời, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với quy định rõ trách nhiệm đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát; đảm bảo vai trò chủ đạo của NSTW, thúc đẩy tính tự chủ, sáng tạo của NSĐP; phát huy sức mạnh tổng hợp của nguồn lực tài chính nhà nước đi đôi với tận dụng tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương, huy động tối đa các nguồn lực xã hội để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Điều chỉnh để tăng nguồn lực cho ngân sách cấp trên

Có ý kiến cho rằng, để nâng cao hơn nữa công tác quản lý, phân cấp quản lý ngân sách nhà nước (NSNN) trong thời gian tới, cần nghiên cứu một cách thận trọng để tiến tới xóa bỏ tính lồng ghép của hệ thống ngân sách. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, cần phải thận trọng trước khi xóa bỏ cơ chế này để đảm bảo sự quản lý tập trung, thống nhất của chính quyền trung ương. Về nguyên tắc, vẫn phải tập trung những nguồn thu lớn, quan trọng về ngân sách trung ương (NSTW). Các địa phương tích cực khai thác, nuôi dưỡng nguồn thu gắn với kinh tế địa phương để chủ động cân đối ngân sách.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 40 của Luật NSNN, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp được xác định vào năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách mới, trên cơ sở dự toán thu NSNN và dự toán chi cân đối ngân sách địa phương (được xác định theo quy định căn cứ hệ thống nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ chi đầu tư và chi thường xuyên NSNN).

Đồng thời, khoản 8, Điều 9 Luật NSNN cũng quy định: “Sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, các địa phương phải tăng khả năng tự cân đối, phát triển ngân sách địa phương thực hiện giảm dần tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên so với tổng chi ngân sách địa phương hoặc tăng tỷ lệ phần trăm (%) nộp về ngân sách cấp trên đối với các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách để tăng nguồn lực cho ngân sách cấp trên thực hiện các nhiệm vụ chi quốc gia và phát triển đồng đều giữa các địa phương”.

Dự toán chi cân đối ngân sách địa phương các năm được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN và thực hiện theo quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn NSNN cả giai đoạn 2021 - 2025. Trên cơ sở dự toán thu và dự toán chi năm 2022 nêu trên, tỷ lệ điều tiết của các địa phương tính theo định mức phân bổ và theo từng tình hình thực tế, từng giai đoạn.

Về thu ngân sách, căn cứ quy định pháp luật về thuế, phí, lệ phí; căn cứ ước thực hiện thu ngân sách năm 2022, dự kiến mức độ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn các địa phương năm 2023, Bộ Tài chính đã làm việc và cơ bản thống nhất dự toán thu NSNN năm 2023 của địa phương. Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 70/2022/QH15 về phân bổ NSTW năm 2023; trong đó đã quy định: “Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa NSTW và ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, số bổ sung cân đối được áp dụng cho thời kỳ ổn định ngân sách đến năm 2025”./.

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接