【nhận định trận napoli】Nhận định bóng đá Tây Ban Nha
Công tác cải cách thể chế đã gắn với hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính, qua đó đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC), tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp (DN), góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Hướng tới nền tài chính an toàn, hiệu quả
Hoàn thiện thể chế chính sách pháp luật tài chính luôn được Bộ Tài chính đặt mục tiêu ưu tiên hàng đầu. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, Bộ Tài chính phải hoàn thiện các văn bản pháp luật tài chính đáp ứng yêu cầu này. Hệ thống chính sách tài chính - NSNN được xây dựng nhằm hướng tới một nền tài chính an toàn, lành mạnh, công khai, minh bạch, hiệu quả; phục vụ quá trình phát triển kinh tế của đất nước, đồng thời đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững.
Trong năm 2017 (tính đến ngày 1/12/2017), Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Quốc hội 3 dự án luật (2 luật đã thông qua: Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Luật Quản lý nợ công (sửa đổi); 1 luật đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường); 1 nghị quyết Quốc hội đã thông qua (Nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh).
Bộ Tài chính đã trình Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng Luật Chứng khoán (sửa đổi) để đề xuất bổ sung Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 (dự kiến trình Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6, tháng 10/2018 và thông qua tại kỳ họp thứ 7, tháng 5/2019); trình UBTVQH thông qua 1 nghị quyết; trình Chính phủ 57 nghị định; 11 quyết định của Thủ tướng Chính phủ và ban hành theo thẩm quyền 115 thông tư.
Về cải cách thể chế, Bộ Tài chính tập trung ban hành các chính sách thuế, hải quan, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân và DN. Triển khai Nghị quyết 19-2017/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 328/QĐ-BTC về Kế hoạch hành động thực hiện với 175 sản phẩm đầu ra trong năm 2017 và giai đoạn 2017 - 2020. Đến nay, các sản phẩm đều hoàn thành theo đúng tiến độ.
Trong lĩnh vực thuế, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành 3 nghị định; ban hành 17 thông tư về thuế, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Cụ thể, đã triển khai tới 63 cục thuế với trên 606 nghìn DN tham gia khai thuế điện tử, đạt tỷ lệ 99,89%; hơn 595 nghìn DN đăng ký sử dụng dịch vụ nộp thuế điện tử (98,15%). Từ ngày 1/8/2017 triển khai hoàn thuế điện tử đối với tất cả người nộp thuế thực hiện khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử và có nhu cầu sử dụng dịch vụ hoàn thuế điện tử.
Lĩnh vực hải quan, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 4 quyết định; ban hành 3 thông tư về hải quan. Các cơ chế chính sách pháp luật hải quan tiếp tục tạo điều kiện tối đa cho hoạt động XNK; thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, hiện đã kết nối chính thức với 11/14 bộ với 39 TTHC; tiếp tục triển khai Hệ thống thông quan điện tử tự động, với hơn 69,24 nghìn lượt DN tham gia hệ thống...
Nỗ lực cải cách của ngành Tài chính đã được ghi nhận. Trong 3 năm liên tiếp (2014-2016), Bộ Tài chính luôn được xếp thứ hai trong bảng chỉ số cải cách hành chính (Par Index) của các bộ, ngành.
Xây dựng nhiều dự án luật quan trọng trong năm 2018
Xây dựng thể chế, chính sách pháp luật luôn được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xác định là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu. Đây cũng là nhiệm vụ được Bộ trưởng Bộ Tài chính đặc biệt quan tâm, sát sao trong chỉ đạo điều hành để hoàn thành mục tiêu đề ra. Nhiều năm, các dự thảo luật trình Quốc hội do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo luôn nhận được sự đánh giá cao của các đại biểu Quốc hội.
Trong năm 2017, Quốc hội đã thông qua Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Luật Quản lý nợ công (sửa đổi). luật Quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực từ đầu năm 2018. Để kịp thời đưa Luật vào cuộc sống, trong thời gian ngắn, Bộ Tài chính đã hoàn thiện và trình Chính phủ một khối lượng khổng lồ các văn bản, đó là 14 nghị định và 1 quyết định. Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) có số lượng văn bản khiêm tốn hơn, nhưng cũng lên tới 6 nghị định và 1 thông tư, đã được khẩn trương bắt tay vào thực hiện.
Năm 2018 là năm giữa của nhiệm kỳ 5 năm (2016 - 2020), khối lượng xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật cũng không hề “nhẹ nhàng” đối với Bộ Tài chính. Bộ dự kiến trình Chính phủ đề xuất bổ sung Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 đối với 4 dự án luật, gồm: Luật Chứng khoán (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 6 luật thuế (GTGT, TTĐB, TNDN, TNCN, thuế tài nguyên và Luật thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu); Luật Thuế tài sản; Luật Quản lý thuế (sửa đổi).
Nếu được bổ sung vào chương trình xây dựng luật, số lượng các văn bản hướng dẫn kèm theo luật sẽ rất lớn, đòi hỏi Bộ Tài chính phải nỗ lực với quyết tâm cao mới hoàn thành yêu cầu đề ra.
Giai đoạn 2011 - 2015, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Quốc hội 16 dự án luật; 4 nghị quyết của Quốc hội, 3 nghị quyết của UBTVQH. Đồng thời đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 99 nghị định, 109 quyết định và ban hành theo thẩm quyền 1.099 thông tư, thông tư liên tịch. |
Minh Anh
相关推荐
- Tạm giữ tài xế giả danh quyền phó ban thời sự VTV vi phạm nồng độ cồn
- Vụ trực thăng quân sự rơi: nguyên nhân ban đầu là do máy bay hỏng hóc
- Vụ trực thăng quân sự rơi: nguyên nhân ban đầu là do máy bay hỏng hóc
- Vụ trực thăng quân sự rơi: nguyên nhân ban đầu là do máy bay hỏng hóc
- Tạm giữ tài xế giả danh quyền phó ban thời sự VTV vi phạm nồng độ cồn
- Vụ trực thăng quân sự rơi: nguyên nhân ban đầu là do máy bay hỏng hóc
- Vụ trực thăng quân sự rơi: nguyên nhân ban đầu là do máy bay hỏng hóc
- Vụ trực thăng quân sự rơi: nguyên nhân ban đầu là do máy bay hỏng hóc