当前位置:首页 > La liga

【kết quả bóng đá nhật 2】Nhận định, soi kèo Johor Darul Ta'zim vs Buriram United, 19h00 ngày 3/12: Sức mạnh trên tổ ấm

Nâng "chất" báo cáo tài chính nhà nước
Công chức Kho bạc Nhà nước rà soát báo cáo tài chính của các đơn vị dự toán cấp I gửi đến. Ảnh: TL

Chất lượng được cải thiện qua từng năm

Thực hiện việc tổng hợp và lập Báo cáo tài chính nhà nước (BCTCNN), song song với việc hoàn thiện các quy định pháp lý, hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã hoàn thành và trình cấp có thẩm quyền BCTCNN các năm 2018, 2019, 2020 và 2021.

Theo đánh giá của các cấp có thẩm quyền, BCTCNN cơ bản cung cấp thông tin tài chính, ngân sách nhà nước (NSNN) tổng thể (về tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn, thu nhập và chi trả của Nhà nước), cũng như chi tiết theo khu vực (hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách…); theo cơ cấu trung ương - địa phương và theo bản chất, nội dung kinh tế. Đây là những thông tin quan trọng để đánh giá tài chính nhà nước nói chung, tài chính của từng khu vực nói riêng, từ đó phục vụ công tác quản lý, điều hành NSNN.

Tại buổi tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về BCTCNN vừa được Bộ Tài chính phối hợp với Viện Kế toán công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) tổ chức vào đầu tháng 6 vừa qua, ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó Tổng giám đốc KBNN cho biết, Việt Nam đã tiến hành nhiều hoạt động cải cách trong công tác kế toán, báo cáo khu vực nhà nước với việc sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Kế toán về Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán nhà nước, bổ sung quy định về BCTCNN và ban hành nhiều văn bản dưới luật.

Theo đó, BCTCNN đã được cải thiện qua từng năm. So với BCTCNN năm 2018, BCTCNN năm 2019, 2020, 2021 đã được bổ sung đầy đủ số liệu tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; nước sạch nông thôn… Từ BCTCNN năm 2020 đã tổng hợp đầy đủ thông tin tài chính của các đơn vị đặc thù gồm UBND xã, ban quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công; cải thiện nội dung phân tích và đánh giá một số chỉ tiêu quan trọng trên báo cáo. BCTCNN năm 2021 bổ sung số liệu tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không, đường sắt quốc gia, thủy lợi; bổ sung thuyết minh tài sản cố định hữu hình, vô hình và tài sản cố định đặc thù.

Mặc dù đã được cải thiện, nhưng cũng theo các cấp có thẩm quyền, nội dung phân tích, thuyết minh trên BCTCNN chủ yếu là về biến động giữa các năm và phân tích về cơ cấu mà chưa gắn kết với tình hình kinh tế - xã hội trong năm cũng như triển khai các chính sách đã được ban hành. Do đó, yêu cầu về nâng cao chất lượng BCTCNN tiếp tục được đặt ra.

Nhiều dư địa để nâng cao chất lượng báo cáo

Rút ngắn thời gian lập và trình Báo cáo tài chính nhà nước

Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2030 đã đặt ra mục tiêu Báo cáo tài chính nhà nước (BCTCNN) phải cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác thông tin về tài chính - ngân sách nhà nước phù hợp với chuẩn mực kế toán công để phục vụ công tác quản lý, điều hành, giải trình của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và công tác kiểm tra, giám sát của Quốc hội, HĐND các cấp và người dân. Cùng với đó là rút ngắn thời gian lập và trình BCTCNN với mục tiêu đến năm 2030, thời gian lập và trình tối đa không quá 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính - ngân sách.

Ông Vũ Đức Chính - Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán, Bộ Tài chính nhận xét: “Trong quá trình lập BCTCNN, chúng ta nhận thức được có nhiều dư địa để nâng cao chất lượng BCTCNN với mục tiêu giúp người sử dụng các cấp và cấp cao nhất là Quốc hội nắm được tài sản và nguồn lực của quốc gia, từ đó có những giải pháp, hoạch định chính sách vĩ mô, chủ trương, đường lối, hướng đi của nền kinh tế đất nước”.

Còn theo Phó Tổng giám đốc KBNN Nguyễn Mạnh Cường, nhằm từng bước hoàn thiện công tác tổng hợp, lập BCTCNN, phấn đấu BCTCNN năm 2025 phản ánh trung thực, khách quan thông tin, số liệu tài chính nhà nước theo quy định của Luật Kế toán, nâng cao chất lượng báo cáo và đẩy mạnh việc khai thác, sử dụng thông tin, số liệu BCTCNN… cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như: hoàn thiện khung pháp lý, phát triển các hệ thống thông tin phục vụ lập BCTCNN, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công, nâng cao chất lượng cán bộ…

Với mục tiêu chung là nâng cao chất lượng cho BCTCNN trong những năm tiếp theo; khắc phục những tồn tại, hạn chế trong việc tổng hợp, lập BCTCNN tại địa phương, các đơn vị KBNN đang tiếp tục đưa ra các giải pháp phù hợp.

Đơn cử như tại KBNN Bến Tre, để giảm tải khối lượng báo cáo tập trung vào một vài kế toán chủ lực của đơn vị, đồng thời thực hiện đào tạo, phát triển thêm nhiều kế toán có năng lực kiểm tra, tổng hợp báo cáo kế cận, thời gian tới, KBNN Bến Tre tiếp tục mở rộng nhiệm vụ theo hướng phân công giao dịch viên phụ trách kiểm soát chi kiêm nhiệm việc kiểm tra BCTCNN của các đơn vị đang được giao chuyên quản. Với cách làm này đòi hỏi công chức ngoài việc có chuyên môn nghiệp vụ, cần phải có kỹ năng xử lý công việc chuyên nghiệp, kỹ năng tổng hợp, phân tích và quản trị dữ liệu.

Còn tại KBNN Ninh Thuận, đơn vị đặt ra mục tiêu kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc của các đơn vị sử dụng ngân sách ngay từ khi thực hiện báo cáo đầu vào; ưu tiên bố trí nhân sự có năng lực, kinh nghiệm, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ tổng hợp lập BCTCNN. Đồng thời, KBNN Ninh Thuận triển khai kế hoạch đào tạo nghiệp vụ, chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp và quy trình lập BCTCNN cho toàn bộ công chức làm công tác kế toán tại KBNN tỉnh, huyện.

Giao trách nhiệm cho các đơn vị trực tiếp theo dõi

Theo đánh giá của Cục Kế toán Nhà nước - KBNN, trong quá trình thực hiện lập BCTCNN, các cơ quan, đơn vị liên quan đã nhận thức được trách nhiệm và đã tích cực, chủ động trong việc lập, gửi BCTCNN. Các cấp lãnh đạo, tổ chức quốc tế, các chuyên gia trong nước và nước ngoài đã chia sẻ những khó khăn, vướng mắc với Việt Nam trong quá trình lập BCTCNN, từ đó đã có những chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ thiết thực, hiệu quả giúp Việt Nam bớt được nhiều khó khăn trong việc lập BCTCNN.

Tuy nhiên, KBNN đã nghiêm túc nhìn nhận những tồn tại, hạn chế hiện nay của công tác lập BCTCNN khi chưa tổng hợp được đầy đủ thông tin về một số tài sản nhà nước, chưa đi sâu phân tích đa chiều các thông tin trên báo cáo, số liệu thông tin đầu vào nhiều khi còn chưa chính xác...

Khắc phục những tồn tại này, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 39/2021/TT- BTC (TT 39) sửa đổi, bổ sung Thông tư số 133/2018/TT- BTC hướng dẫn lập BCTCNN.

Tại TT 39 đã phân loại chi tiết hơn phần tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình theo từng nhóm loại tài sản... Do đó, một số đơn vị xác định nhầm lẫn giữa 2 loại tài sản này đã kịp thời hạch toán điều chỉnh và đưa phần tài sản sai về đúng giá trị thực. Đồng thời TT 39 đã giúp nâng cao chất lượng BCTCNN. Đơn cử như trước đây, tài sản kết cấu hạ tầng chưa được cập nhật đầy đủ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công, nhiều chỉ tiêu chưa được phản ánh, theo dõi trên sổ kế toán, TT 39 đã giao trách nhiệm lại cho các đơn vị trực tiếp theo dõi để báo cáo phần tài sản này.

Theo đó, các đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công tại địa phương như sở tài chính, UBND cấp huyện đã nâng cao được ý thức, trách nhiệm của mình, từ đó có sự quan tâm hạch toán đầy đủ vào bộ sổ kế toán, chủ động trong công tác tổng hợp và báo cáo tài sản hàng năm theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công./.

分享到: