【ltđ bd】Soi kèo phạt góc Bayern vs PSG, 03h00 ngày 27/11
Theo Tạp chí Jane's Defence Weekly, tiêm kích đa năng Su-30MKM của Không quân Hoàng gia Malaysia (RMAF) lần đầu tiên thực hiện cuộc bắn tên lửa chống hạm siêu âm Kh-31A và tên lửa chống radar Kh-31P trong cuộc tập trận của hải quân nước này trên Biển Đông. (Ảnh trong bài: Tiêm kích Su-30MKM của Malaysia).
Vị trí chính xác khu vực thực hiện cuộc bắn chưa được tiết lộ nhưng nhiều nguồn tin quân sự khẳng định rằng nó cách không xa bãi cạn James – cách bờ biển bang Sarawak của Malaysia chỉ 80 km, nằm trong vùng đặc quyền 200 hải lý của nước này. Bãi cạn này theo cách gọi của phía Trung Quốc là Tăng Mầu cách bờ biển Trung Quốc tới 1.800 km.
Tên lửa chống tàu Kh-31A nặng 610kg, dài 4,7m, đường kính thân 0,36m, lắp đầu đạn thuốc nổ nặng 94kg. Quả đạn được kết cấu với 4 cánh ổn định trên thân, 4 cánh lái đuôi. Trên thân tên lửa còn có 4 cửa hút không khí sử dụng cho động cơ ramjet (phản lực tĩnh siêu âm).
Khi phóng, giai đoạn đầu động cơ khởi tốc được khởi động trước đưa tên lửa Kh-31A đạt tốc độ Mach 1,8. Sau đó Kh-31A bay với tốc độ siêu thanh Mach 2,5, tầm bắn đạt 25-50km. Có thể nói, Kh-31A là tên lửa hành trình chống tàu phóng từ trên không đạt tốc độ nhanh nhất thế giới hiện nay.
Theo một số chuyên gia chuyên nghiên cứu về Biển Đông nhận định, không phải ngẫu nhiên RMAF dùng tiêm kích mạnh nhất của mình kết hợp với "sát thủ" diệt hạm Kh-31A tập trận gần bãi cạn James. Được biết bãi cạn James chính là nơi diễn ra những căng thẳng lớn nhất giữa Malaysia và Trung Quốc ở Biển Đông trong thời gian qua.
Sẽ không có gì đáng nói nếu như Hải quân Trung Quốc không từng tiến hành 2 cuộc tập trận hải quân gần bãi cạn này chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm. Động thái này khiến Malaysia buộc phải có những thay đổi đáng kể trong cách tiếp cận với yêu sách mà Trung Quốc tuyên bố ở Biển Đông.
Không chỉ dừng lại ở đó, hồi tháng 1/2014, ba chiến hạm Trung Quốc gồm một tàu đổ bộ và 2 tàu khu trục đã tiến hành tuần tra gần bãi cạn James. Sau khi có mặt ở khu vực tranh chấp với Malaysia, các sĩ quan và thủy thủ trên 3 chiếc tàu trên đã tổ thức nghi lễ trọng thể để khẳng định quyết tâm bảo vệ quyền lợi trên biển của Trung Quốc.
Mặc dù thông tin về sự hiện diện của nhóm tàu Trung Quốc ở bãi cạn James được chính truyền thông của Trung Quốc đăng tải nhưng một Tướng RMAF tại thời điểm đó đã bác bỏ thông tin trên.
Các nhà phân tích an ninh cho rằng, việc Malaysia phủ nhận sự xuất hiện của đội tàu Trung Quốc ở khu vực tranh chấp là do nước này không muốn đề cập đến sự bất lực, không thể giám sát hoặc đưa ra các hành động cảnh cáo cần thiết khi sự việc xảy ra.
Sự kiện hồi tháng 1/2014 không phải là lần đầu tiên các tàu của Trung Quốc “quấy nhiễu” ở khu vực gần bãi cạn James. Trước đó hồi tháng 3/2013, bốn tàu của Trung Quốc từng xuất hiện ở khu vực này, sự việc đã bị phía Malaysia cực lực phản đối.
Trước việc tàu Trung Quốc quấy nhiễu tại khu vực bãi cạn James, ông Tang Siew Mun, một chuyên gia về chính sách đối ngoại tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế của Malaysia nói: “Sự việc xảy ra ở bãi cạn James một lần nữa nhắc nhở chúng tôi cần phải sẵn sàng để bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia của mình”. Trong ảnh: Tiêm kích Su-30MKI của Ấn Độ phóng Kh-31A.
TheoBáo Đất Việt
Biển Đông khóa chặt tàu ngầm Trung Quốc