Nhập siêu chưa tác động lên tỷ giá
Theễnbiếnlạthườngcủatỷgiábóng đá 388o khảo sát giá niêm yết ở các ngân hàng thương mại, đến cuối buổi chiều ngày 29/10, tỷ giá VND/USD ở các ngân hàng thương mại vẫn khá bình lắng và ít thay đổi so với các phiên trước đó. Cụ thể, Vietcombank đang niêm yết ở mức 22.280 – 22.360 đồng/USD (giá mua vào – bán ra), BIDV niêm yết ở mức 22.280 – 22.350 đồng/USD, VietinBank niêm yết ở mức 22.285 – 22.355 đồng/USD.
Các ngân hàng thương mại khác như: Eximbank niêm yết ở mức 22.290 – 22.360 đồng/USD; TPBank, HSBC niêm yết ở mức 22.250 – 22.350 đồng/USD; ACB niêm yết ở mức 22.260 – 22.350 đồng/USD; Sacombank niêm yết ở mức 22.270 – 22.370 đồng/USD; Techcombank niêm yết ở mức 22.250 – 22.355 đồng/USD; SHB niêm yết ở mức 22.255 – 22.350 đồng/USD; VIB niêm yết ở mức 22.280 – 22.380 đồng/USD…
Mức tỷ giá này hiện đang thấp hơn khoảng 150 đồng/USD so với thời điểm đầu tháng 10 này và mặc dù thông tin về nhập siêu 10 tháng đã tăng lên mức 4,1 tỷ USD, nhưng dường như không có tác động đáng kể đến tỷ giá VND/USD.
Điều đó cũng có thể thấy rằng, nhu cầu đồng USD đang ở mức ổn định và việc nhập siêu của tháng 10 tăng thêm 0,2 tỷ USD so với tháng 9 đã chưa gây tác động lên tỷ giá VND/USD trên thị trường.
Giá bán đồng USD trên thị trường rẻ hơn ở NHNN
Trong khi tỷ giá VND/USD diễn biến đang khá yên ắng và đang ở mức thấp hơn khá nhiều so với đầu tháng 10 ở các ngân hàng thương mại, thì ở Ngân hàng Nhà nước vẫn giữ nguyên mức giá niêm yết từ đầu tháng 10. Cụ thể, tại thời điểm cuối ngày 19/10, Ngân hàng Nhà nước vẫn công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ là 21.890 đồng/USD; Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước cũng công bố áp dụng tỷ giá VND/USD là 21.800 – 22.475 đồng/USD (giá mua vào – bán ra).
Nếu so sánh mức tỷ giá VND/USD ở Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại thì thấy có một sự khác biệt ít thấy từ trước tới nay. Bởi ở mức giá bán ra, hầu hết thời gian từ đầu năm 2015 đến đầu tháng 10 thì mức giá bán ra ở các ngân hàng thương mại thường cao hơn khá nhiều so với mức giá bán ra ở Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, điều này hiện lại đang diễn biến theo hướng ngược lại.
Tại thời điểm ngày 1/10, tỷ giá VND/USD ở Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước cũng công bố áp dụng tỷ giá VND/USD là 21.800 – 22.475 đồng/USD, còn ở các ngân hàng thương mại khác niêm yết cao hơn khoảng 35 đồng/USD ở chiều bán ra và đứng quanh mức 22.450 – 22.510 đồng/USD.
Từ ngày 5/10, tỷ giá VND/USD ở các ngân hàng thương mại liên tục sụt giảm qua mức 22.500 đồng/USD, rồi sụt tiếp xuống dưới 22.400 đồng/USD (giá bán ra) và hiện tại đang đứng quanh mức 22.360 đồng/USD. Nhưng ở Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá VND/USD vẫn giữ nguyên mức niêm yết 22.475 đồng/USD.
So sánh ở hiện tại, giá đồng USD bán ra ở các ngân hàng thương mại đang thấp hơn tới khoảng 115 đồng/USD so với mức niêm giá USD bán ra ở Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước. Đây là điểm khác thường ít thấy từ đầu năm 2015 đến nay trên thị trường tiền tệ.
Kể từ đầu năm 2015 tới nay, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần nâng tỷ giá bình quân liên ngân hàng VND/USD. 2 lần trước (vào tháng 1 và tháng 5) mỗi lần tăng 1% với biên độ giao dịch +/-1%, còn lần nâng tỷ giá thứ 3 vào ngày 19/8 với việc tăng lên 1% và nâng biên độ giao dịch nới rộng hơn từ +/-2% lên +/- 3%.
Điều đó cũng đồng nghĩa với việc người nắm giữ đồng USD có được lợi thế và có thể tạo ra tâm lý găm giữ đồng USD. Vì vậy trong khoảng thời gian giữa tháng 8 đến cuối tháng 8/2015, tỷ giá VND/USD luôn trong trạng thái căng thẳng, nhiều thời điểm tỷ giá này ở các ngân hàng thương mại thường trong trạng thại “đụng trần” cho phép.
Tuy nhiên, kể từ ngày 28/9, Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng chính sách hạ lãi suất tiền gửi bằng đồng USD xuống mức 0% đối với các tổ chức, còn đối với cá nhân thì hạ xuống còn 0,25%/năm. Lập tức sau đó, từ ngày 5/10 tỷ giá VND/USD đã liên tục hạ nhiệt và giảm xuống khá mạnh.
Trong thông điệp phát đi của Ngân hàng Nhà nước thì quyết định giảm lãi suất đồng USD nhằm ngăn chặn tình trạng găm giữ ngoại tệ, góp phần thực hiện mục tiêu “không điều chỉnh tỷ giá USD/VND từ nay đến cuối năm và thậm chí cả đầu năm 2016”.
Đến hiện tại, hiện tượng giá bán đồng USD ở các ngân hàng thương mại đang rẻ hơn so với giá bán ở Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước đang cho thấy nhu cầu của người dân và doanh nghiệp đối với đồng USD đang giảm xuống, đó có thể được coi là kết quả bước của công tác điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua./.
Mai Uyên