| Việt Nam – Hoa Kỳ tích cực hợp tác bảo đảm tính liên tục chuỗi cung ứng hàng hoá | | Tăng cường hợp tác Việt Nam – Anh trong lĩnh vực công nghệ tài chính,ệtNamluônlàthànhviêntíchcựcthựchiệntiếntrìnhhợptáctàichínhkhuvựsoi kèo urawa red diamonds số hoá thị trường tài chính | | Thắt chặt hợp tác tài chính song phương Việt Nam - Lào |
| Thứ trưởng Trần Xuân Hà dự Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Tài chính APEC lần thứ 28. |
Hội nghị đã ghi nhận sự phục hồi kinh tế đang diễn ra trên toàn khu vực, tuy nhiên chưa thể đạt được mức phục hồi hoàn toàn trong năm nay. Ảnh hưởng lâu dài của đại dịch Covid-19 đã dẫn tới khủng hoảng dài hạn về sức khỏe và thách thức lớn về kinh tế. Thông qua việc ban hành các chính sách hiệu quả như hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp, bao phủ tiêm vắc xin và khôi phục, tái mở cửa các hoạt động kinh tế nội địa, nhiều nền kinh tế APEC đã đạt được một số thành tựu về phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, do tính chất nguy hiểm của các biến chủng vi rút mới, việc khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội đều được các nền kinh tế APEC tiến hành thận trọng. | Các thành viên than dự Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Tài chính APEC lần thứ 28. |
Các nền kinh tế thành viên APEC đã chia sẻ kinh nghiệm áp dụng thành công các công cụ chính sách tài khóa và tiền tệ ứng phó với đại dịch Covid-19 thiết thực, phù hợp và sáng tạo. Nhờ đó, khu vực APEC đã đạt được sự ổn định về kinh tế - tài chính, tăng cường tính bền vững trong dài hạn và khả năng chống chịu với các tác động tiêu cực đối với đời sống kinh tế - xã hội do đại dịch, đồng thời đảm bảo an sinh xã hội, hướng tới phục hồi nền kinh tế mạnh mẽ, bền vững, cân bằng và bao trùm. Trong đó, chính sách tài khóa nhằm duy trì việc làm, hỗ trợ những đối tượng yếu thế, các khu vực chịu nhiều tác động đã đóng vai trò then chốt trong việc hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch. Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam Trần Xuân Hà cho biết, nhằm ứng phó với các tác động của Covid-19, trong năm 2021, Việt Nam tiếp tục duy trì các chính sách hỗ trợ về thuế, phí để tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy sản xuất kinh doanh như hoãn nộp thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng cho một số lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi Covid-19 trong quý 4/2021; bố trí nguồn lực để mua vắc xin, thiết bị y tế và cho công tác phòng chống dịch, hỗ trợ cho người lao động bị mất việc làm, hỗ trợ công nhân. Thứ trưởng Trần Xuân Hà cũng ghi nhận và cảm ơn sự hỗ trợ của các thành viên APEC trong việc đảm bảo khả năng tiếp cận vắc xin của Việt Nam và kêu gọi sự nỗ lực hợp tác hơn nữa trong APEC trong việc cung ứng và phân phối vắc xin hiệu quả. Về các ưu tiên chính sách Việt Nam trong thời gian tới, Thứ trưởng Trần Xuân Hà cho biết, Việt Nam tiếp tục sử dụng các công cụ tài khóa một cách hữu hiệu, phù hợp với tình hình của từng giai đoạn; duy trì các biện pháp hỗ trợ có mục tiêu tập trung vào các đối tượng, lĩnh vực chịu nhiều tác động của đại dịch. Để đạt được sự phục hồi bền vững, cân bằng và toàn diện, Việt Nam theo đuổi chính sách tài khóa linh hoạt nhưng chặt chẽ, kết hợp với chính sách tiền tệ để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và mục tiêu tăng trưởng trong trung và dài hạn. Đồng thời Thứ trưởng Trần Xuân Hà khẳng định, Việt Nam cũng sẽ luôn là thành viên tích cực trong việc thực hiện tiến trình hợp tác tài chính trong khu vực. Sau khi thảo luận, Hội nghị đã thông qua Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Tài chính APEC, trong đó nhận định các giải pháp chính sách tài chính tiền tệ đúng đắn mà các nền kinh tế APEC đã áp dụng để vượt qua nhiều thách thức, tiến tới thành tựu phục hồi kinh tế vĩ mô trên toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2021. Hội nghị đã kêu gọi hợp tác để chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cùng với đảm bảo an sinh xã hội cho người dân và doanh nghiệp cũng như các nỗ lực để tăng cường sản xuất, cung ứng và chia sẻ công nghệ vắc xin trên toàn khu vực. Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC đã kết thúc Tiến trình Bộ trưởng Tài chính năm 2021 thành công tốt đẹp. Tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC sẽ được tiếp tục duy trì dưới sự chủ trì của Thái Lan trong năm 2022. |