Tại Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP28),ọihợptctoncầuvềkhhậxếp hạng giải đức các nhà lãnh thổ thế giới kêu gọi hành động khẩn cấp và tăng cường hợp tác toàn cầu nhằm đạt được các mục tiêu về khí hậu.
Hơn 110 quốc gia ủng hộ cam kết tăng gấp ba lần năng lượng tái tạo vào năm 2030. Ảnh minh họa: KT
Các phát biểu đều tập trung vào quy mô và mức độ những mối de dọa do biến đổi khí hậu, cũng như hành động cần thiết để ngăn chặn các thảm họa khí hậu.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Gutterres đã nêu ra kịch bản tồi tệ nếu thế giới vẫn tiếp tục sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Ông đồng thời kêu gọi đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo: “Chúng ta không thể cứu một hành tinh đang cháy bằng vòi cứu hỏa nhiên liệu hóa thạch. Giới hạn 1,5 độ chỉ có thể thực hiện được nếu cuối cùng chúng ta ngừng đốt tất cả nhiên liệu hóa thạch. Chúng ta có công nghệ để tránh tình trạng hỗn loạn khí hậu tồi tệ nhất nếu chúng ta hành động ngay bây giờ”.
Tổng thống Brazil Lula da Silva đã đưa ra mục tiêu tham vọng của Brazil chấm dứt nạn phá rừng từ nay đến năm 2030. Theo nhà lãnh đạo Brazil, việc duy trì các khu rừng nhiệt đới là rất quan trọng để làm chậm biến đổi khí hậu.
Theo Thủ tướng Đức Olaf Scholz, quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế trung hòa các-bon sẽ chỉ có thể đạt được nếu thế giới cùng nhau hành động, chứ không phải chống lại nhau.
Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula Von Der Leyen nhấn mạnh: “Liên minh châu Âu đang hành động mạnh mẽ về khí hậu. Chúng tôi đã giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và đang trên đà vượt mục tiêu đến năm 2030. Chúng tôi cũng vừa thông qua luật nhằm giảm đáng kể lượng khí thải mêtan. COP28 này có thể làm nên lịch sử. Mùa xuân năm ngoái, Liên minh châu Âu đã đưa ra lời kêu gọi tăng gấp ba lần năng lượng tái tạo và tăng gấp đôi hiệu quả sử dụng năng lượng vào năm 2030”.
Liên minh châu Âu, Mỹ và nước chủ nhà COP28, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, đang vận động các nước thành viên ủng hộ cam kết tăng năng lượng tái tạo như một biện pháp nhằm giảm mạnh lượng khí thải. Đây là nguyên nhân khiến trái đất nóng lên trong thập kỷ này, gây ra biến đổi khí hậu nghiêm trọng.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen cho biết, hơn 110 quốc gia đã tham gia sáng kiến. Liên minh châu Âu kêu gọi đưa những mục tiêu này vào quyết định cuối cùng của COP28.
Việc đưa thỏa thuận này vào quyết định cuối cùng của COP28 đòi hỏi sự đồng thuận của gần 200 quốc gia tham dự.
Theo thống kê, việc triển khai năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió đã tăng mạnh trên toàn cầu trong nhiều năm. Chi phí gia tăng, hạn chế về lao động và các vấn đề về chuỗi cung ứng đã khiến nhiều dự án bị trì hoãn và hủy bỏ trong những tháng gần đây, khiến các nhà đầu tư thiệt hại hàng tỉ USD.
Dự thảo về cam kết năng lượng tái tạo kêu gọi “giảm dần nguồn năng lượng than không suy giảm” và chấm dứt cấp vốn cho các nhà máy nhiệt điện than mới.
Theo một phân tích của tổ chức nghiên cứu Em-bờ (Ember), việc tăng gấp ba nguồn năng lượng sạch như gió và mặt trời, đồng thời tăng gấp đôi mức tiết kiệm năng lượng sẽ giúp cắt giảm 85% mức sử dụng nhiên liệu hóa thạch cần thiết trong thập kỷ này để đáp ứng các mục tiêu về khí hậu toàn cầu.
Các mục tiêu này sẽ tăng thêm áp lực lên các quốc gia giàu có và các tổ chức tài chính quốc tế, để giải phóng các khoản đầu tư lớn cần thiết. Chi phí vốn cao đã cản trở các dự án năng lượng tái tạo ở châu Phi và các quốc gia đang phát triển khác.
Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP28) diễn ra tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE), từ ngày 30/11 đến 12/12. Đây là một trong những hội nghị quốc tế lớn nhất và quan trọng nhất trong năm 2023. Dự kiến sẽ có hơn 70.000 đại biểu, bao gồm cả nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu Chính phủ và các nhà lãnh đạo thế giới, từ 197 quốc gia, EU và hàng nghìn tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, nhóm thanh niên cùng các bên liên quan khác. |
LONG TẤN tổng hợp