发布时间:2025-01-27 10:27:37 来源:VBet88 作者:Cúp C2
Sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc
Theo đánh giá của Bộ Công thương, sản xuất công nghiệp tháng 11/2020 tiếp tục khởi sắc. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2020 ước tính tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước.
Đặc biệt là ngành chế biến, chế tạo tăng 11,9%, với mức tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có đóng góp chủ yếu của các ngành như: Sản xuất than cốc và sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 125%; sản xuất kim loại tăng 39%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 18,9%; sản xuất thiết bị điện tăng 10,1%; sản xuất máy móc thiết bị chưa phân vào đâu tăng 9,4%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 8,8%.
Tính chung 11 tháng năm 2020, IIP ước tính tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 tăng 9,3%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 4,7% (cùng kỳ năm 2019 tăng 10,6%).
Bộ Công thương đánh giá, trong 11 tháng qua, sản xuất nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo vẫn duy trì là nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn ngành công nghiệp, tiếp tục tăng với tốc độ cao nhất và là điểm sáng dẫn dắt tăng trưởng của toàn ngành.
Tuy nhiên, hai nhóm hàng chủ lực là dệt may, da giày hiện tình hình sản xuất, xuất khẩu vẫn gặp nhiều khó khăn do thiếu hụt đơn hàng xuất khẩu cuối năm.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc 11 tháng ước đạt 26,73 tỷ USD, giảm 10,5% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu vải mành, vải kỹ thuật khác ước đạt 400 triệu USD, giảm 26,8% so với cùng kỳ; xuất khẩu xơ, sợi dệt các loại ước đạt 3,29 tỷ USD, giảm 13,5% so với cùng kỳ…Có thể nói, lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may giảm sau 25 năm tăng trưởng liên tục.
Cũng giống như ngành dệt may, sản xuất của ngành da giày cũng bị ảnh hưởng lớn do tác động của đại dịch. Tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại tháng 11 ước đạt 1,4 tỷ USD, tăng 0,1% so với tháng trước. Tính chung 11 tháng ước đạt 14,93 tỷ USD, giảm 9,8% so với cùng kỳ. Từ nay đến cuối năm, dự báo đầu ra của ngành da giày sẽ tiếp tục gặp khó, bởi phụ thuộc nhiều vào khả năng khống chế dịch của Mỹ và châu Âu.
Doanh nghiệp cần đẩy mạnh liên kết chuỗi cung ứng
Để phục hồi sản xuất trong tháng cuối năm 2020, tạo nền tảng tốt cho năm 2021, Bộ Công thương tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm hàng hóa tạo thị trường nội địa thông qua các hoạt động kết nối cung cầu. Đồng thời, xúc tiến xuất khẩu để đưa hàng hóa đến các thị trường đang có nhu cầu cao trong tháng cuối năm.
Song song với việc chuẩn bị xây dựng kịch bản tăng trưởng của ngành năm 2021 nhằm đề ra giải pháp, đối sách phù hợp ngay từ đầu năm, Bộ Công thương tiếp tục tháo gỡ vướng mắc, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; nắm bắt kịp thời những vướng mắc, khó khăn cụ thể đối với từng ngành, lĩnh vực, từng doanh nghiệp và trên từng địa bàn để có biện pháp, đối sách cụ thể sớm khắc phục, tháo gỡ.
Đặc biệt, hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt cơ hội do các hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại, chú trọng về phòng vệ thương mại và ứng phó với các xu thế bảo hộ và hàng rào kỹ thuật ở các thị trường trên thế giới.
Bộ Công thương cũng khuyến cáo các doanh nghiệp cần nhanh chóng tiến hành triển khai thúc đẩy chuyển đổi nhanh kết cấu mặt hàng truyền thống sang mặt hàng có khả năng thích ứng nhanh với thị trường.
Đơn cử, đối với ngành dệt may, doanh nghiệp nên chuyển đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu từ mặt hàng veston cao cấp, sơ mi cao cấp... sang đồ bảo hộ lao động, may đồ dệt kim, sơ mi...
Bên cạnh đó, thời gian tới, các doanh nghiệp cần chú trọng hơn đến phát triển thị trường nội địa để bảo đảm bền vững hơn cho sản xuất kinh doanh dài hạn.
Ngoài ra, để tận dụng hiệu quả FTA, doanh nghiệp cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu Việt Nam, liên kết chuỗi cung ứng, đổi mới, nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp trong tình hình mới, tăng cường chuyển đổi số trong quản lý, vận hành…/.
Tố Uyên
相关文章
随便看看