Năm 2019,ạcNhànướcTổchứcđiềuhànhngânquỹđảmbảochặtchẽantoàsố liệu thống kê về galatasaray gặp fc copenhagen KBNN đã hoàn thành tốt trên các mặt công tác, trong đó đã tổ chức điều hành ngân quỹ đảm bảo chặt chẽ, an toàn. Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn dự và chỉ đạo hội nghị. Tham dự có Tổng Giám đốc KBNN Tạ Anh Tuấn; đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ Tài chính; lãnh đạo các vụ, cục chức năng thuộc KBNN và lãnh đạo KBNN tại các điểm cầu trên cả nước.
Thông thoáng nhưng vẫn quản lý chi tiêu chặt chẽ, đúng chế độ
Bám sát dự toán thu NSNN năm 2019, KBNN các tỉnh, thành phố đã chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ quan thu trên địa bàn tập trung nhanh, hạch toán đầy đủ, kịp thời, chính xác các khoản thu cho các cấp ngân sách. Đồng thời, KBNN đã thực hiện một số giải pháp nhằm cải cách công tác thu NSNN. Kết quả, đến 30/11, số lượng tài khoản chuyên thu của các đơn vị KBNN là 1.161 tài khoản.
Tính đến hết ngày 15/12/2019, lũy kế thu NSNN trong cân đối đạt 1.414.290 tỷ đồng, bằng 100,21% so với dự toán năm 2019 được giao, trong đó: Thu nội địa đạt 1.146.202 tỷ đồng, bằng 97,67% so với dự toán năm; thu từ dầu thô đạt 53.297 tỷ đồng, bằng 119,5% so với dự toán năm; thu từ xuất nhập khẩu đạt 332.762 tỷ đồng, bằng 110,74% so với dự toán năm. Ước đến 31/12 tổng thu NSNN đạt mục tiêu vượt 5% so với dự toán được Chính phủ giao tại Nghị quyết số 01/NQ-CP.
KBNN đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và đơn vị sử dụng ngân sách triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tích cực, góp phần thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư, song vẫn đảm bảo quản lý chặt chẽ, đúng chế độ và trong phạm vi dự toán được giao. Đồng thời triển khai nhiều giải pháp để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Với những giải pháp trên, công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN năm 2019 đạt được một số kết quả cụ thể. Đối với chi thường xuyên, tính đến 30/11, hệ thống KBNN đã thực hiện kiểm soát đạt 731.613 tỷ đồng, đạt 70,2% dự toán chi thường xuyên của NSNN qua KBNN (không bao gồm chi trả nợ, viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng). Thông qua công tác kiểm soát chi NSNN, các đơn vị KBNN đã phát hiện khoảng 16.625 khoản chi chưa đủ thủ tục theo quy định, đã yêu cầu bổ sung các thủ tục cần thiết và số tiền thực từ chối thanh toán là 68,3 tỷ đồng.
Đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản, tính đến 30/11, lũy kế vốn đầu tư công giải ngân thuộc kế hoạch năm 2019 là hơn 244.973 tỷ đồng, đạt 63,7% kế hoạch năm 2019 Chính phủ giao. Nguồn thu để lại giải ngân là hơn 2.118 tỷ đồng, đạt 55,1% kế hoạch KBNN nhận được. Thông qua kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, hệ thống KBNN đã từ chối thanh toán số tiền 82,7 tỷ đồng do chủ đầu tư đề nghị thanh toán khối lượng phát sinh chưa được phê duyệt, hoặc chưa đủ hồ sơ thanh toán theo quy định.
Đảm bảo huy động đủ nhu cầu vốn cho NSNN
KBNN đã nắm chắc diễn biến tình hình thu, chi NSNN tại từng thời điểm, từng giai đoạn, chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu với lãnh đạo Bộ Tài chính điều hành ngân quỹ nhà nước (NQNN) năm 2019 theo hướng an toàn, chủ động, minh bạch và hiệu quả.
Đặc biệt, từ ngày 1/11/2019, nhằm hoàn thiện mô hình tài khoản thanh toán tập trung theo thông lệ tốt trên thế giới và theo khuyến nghị về mô hình tài khoản thanh toán của IMF và WB, KBNN đã tham mưu trình Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 58/2019/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng tài khoản của KBNN mở tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và các ngân hàng thương mại (NHTM). Theo đó, KBNN thực hiện kết chuyển toàn bộ số dư tiền gửi thanh toán cuối ngày tại các NHTM về tài khoản duy nhất mở tại NHNN. Đây là bước đi cải cách của ngành Tài chính trong công tác quản lý ngân quỹ nhà nước theo hướng an toàn, hiệu quả.
KBNN đã tham mưu báo cáo Bộ Tài chính điều chỉnh giảm kế hoạch phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP) và sử dụng NQNN tạm thời nhàn rỗi cho ngân sách trung ương vay, qua đó đã tiết kiệm chi phí lãi vay khoảng 2.266 tỷ đồng/năm. Cũng trong năm 2019, KBNN đã nộp vào NSNN số tiền 5.000 tỷ đồng từ nguồn thu hoạt động sử dụng NQNN tạm thời nhàn rỗi.
Đối với công tác huy động vốn, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế ổn định, thu NSNN tốt, tốc độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản các tháng đầu năm chưa được đẩy mạnh, tồn NQNN ở mức cao, KBNN đã chủ động tham mưu với Bộ Tài chính các giải pháp nhằm đảm bảo mục tiêu huy động đủ nhu cầu vốn cho NSNN. Tính đến ngày 15/12/2019, KBNN đã huy động được 229.418 tỷ đồng, đạt 92% kế hoạch điều chỉnh năm.
Sớm hoàn thành Chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 2021 - 2030
Để triển khai nhiệm vụ năm 2020, KBNN đã cụ thể hóa bằng 13 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, tập trung: trình Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 2021 - 2030; xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động nghiệp vụ KBNN, triển khai Nghị định về thủ tục hành chính của Chính phủ; tổ chức điều hành quản lý quỹ NSNN đảm bảo chặt chẽ, an toàn, nâng cao vai trò, trách nhiệm của KBNN; hoàn thành nhiệm vụ huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển; tiếp tục tổ chức điều hành NQNN chặt chẽ, an toàn, minh bạch, chủ động và hiệu quả...
Ông Tạ Anh Tuấn – Tổng Giám đốc KBNN phát biểu tại hội nghị đánh giá cao những kết quả đạt được của hệ thống KBNN. Tuy nhiên, Tổng Giám đốc cũng thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại và hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới. Theo ông Tạ Anh Tuấn, năm 2020 là năm quan trọng của đất nước và ngành Tài chính, do đó, nhiệm vụ đặt ra đối với hệ thống KBNN là hết sức nặng nề, nên phải tranh thủ sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Tài chính, hệ thống KBNN đoàn kết, một lòng, bắt tay vào xây dựng và thực hiện Chiến lược phát triển Tài chính giai đoạn 2021 - 2030...
Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn biểu dương và đánh giá cao những kết quả đạt được của KBNN trong năm 2019.
Từ nay đến cuối năm, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn đề nghị hệ thống KBNN tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm như: Tiếp tục phối hợp với thuế, hải quan, các cơ quan tài chính phấn đấu không chỉ vượt dự toán 5% mà 63/63 tỉnh, thành phố phải vượt dự toán; đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản; thực hiện BCTCNN của quốc gia với chất lượng tốt nhất; làm tốt công tác khóa sổ cuối năm.
Về triển khai nhiệm vụ trong năm 2020, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn đề nghị KBNN sớm hoàn thành dự thảo Chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 2021 - 2030 là bộ phận cấu thành trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và Chiến lược Tài chính - Ngân sách của quốc gia trong giai đoạn này.
Thứ trưởng cũng đề nghị KBNN tiếp tục thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, như: thực hiện tốt công tác tổng hợp, lập báo cáo quyết toán NSNN và lập BCTCNN năm 2018; đẩy mạnh triển khai DVCTT, đảm bảo 100% đơn vị sử dụng ngân sách giao dịch với cơ quan KBNN sử dụng DVCTT cấp độ 4 trong năm 2020... Thứ trưởng hy vọng với sự nỗ lực và quyết tâm của toàn hệ thống, KBNN sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm 2020, đóng góp vào thành công chung của toàn ngành Tài chính.
Năm 2019, KBNN đã cắt giảm 128 phòng tại KBNN cấp tỉnh; sáp nhập 15 KBNN cấp huyện và xóa bỏ 48 phòng tại KBNN TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; giảm 190 vị trí cấp trưởng và 214 vị trí cấp phó. Đến nay các đơn vị trong hệ thống KBNN đã đi vào hoạt động ổn định, thông suốt. |
Minh Anh