Thực tế,ệmcủaHảiquanHànQuốcvềđiềutrahànhvichuyểnvốntráiphélich thi dau bóng da hom nay trong hoạt động giao dịch ngoại thương có nhiều kẽ hở liên quan đến quản lý hải quan và thường bị đối tượng buôn lậu lợi dụng. Trong đó, tờ khai hải quan và hóa đơn của doanh nghiệp thường bị sử dụng vào những mục đích không minh bạch với sự thông đồng của các đối tác thương mại có ý định trục lợi để trốn thuế. Những chứng từ này cũng chưa đủ để giúp cơ quan Hải quan khẳng định tính hợp lệ, chính xác của giao dịch. Theo số liệu thống kê của KCS, tính từ năm 2008 đến năm 2011, có khoảng 1800 vụ chuyển tiền bất hợp pháp từ Hàn Quốc ra nước ngoài với những thủ đoạn khác nhau. Trị giá tiền gian lận được chuyển ước tính lên đến gần 6 tỷ USD. Mặc dù, con số gian lận có giảm đi qua từng năm do các biện pháp kiểm soát mà KCS phát huy tác dụng nhưng rõ ràng đây vẫn là một hành vi gian lận gây thất thoát ngân sách và ảnh hưởng tới những doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp. Cục Điều tra tài chính của KCS đặc biệt chú ý tới những chênh lệch giữa số tiền mà doanh nghiệp dự tính phải thanh toán hoặc nhận từ đối tác và số tiền họ thanh toán trên thực tế. Lý do của điều này là các nhà nhập khẩu sẵn sàng hạ thấp trị giá hoặc tính trị giá cao hơn so với trị giá thực của hàng hóa để trốn tránh việc nộp thuế cho cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế. Đồng thời, nhà xuất khẩu cũng thường cố tình hạ thấp giá của hàng hóa trên hóa đơn bằng cách thanh toán bất hợp pháp qua hình thức khác. Các doanh nghiệp sử dụng thủ đoạn này thường dùng các hệ thống thanh toán bất hợp pháp (IFT) chứ không lựa chọn các ngân hàng chính thống, vì các hệ thống IFT không để lại dấu vết của các giao dịch trong khi giao dịch tại tổ chức tài chính phải tuân theo những thủ tục chặt chẽ. Các thủ đoạn được sử dụng rất đa dạng và thay đổi theo từng loại hình hoạt động kinh doanh. Có thể đưa ra hai ví dụ điển hình về việc lợi dụng thủ đoạn thanh toán và chuyển tiền bất hợp pháp mà KCS đã phát hiện trong năm 2012. Tháng 6-2012, KCS phát hiện một đường dây tội phạm rửa tiền với số tiền lên đến 1,2 tỷ USD trong khoảng thời gian kéo dài 5 năm. Đường dây này hoạt động với hai thành phần chính gồm một người môi giới IFT và một người đổi tiền hợp pháp. Người môi giới “tập hợp” các doanh nghiệp xuất khẩu tới Nhật Bản có ý định gian lận nhằm trốn thuế, sau đó thu các khoản thanh toán bằng tiền mặt từ người chuyển tiền Nhật Bản tại sân bay. Việc khai báo mang tiền vào Hàn Quốc được thực hiện bằng cách gian lận mục đích sử dụng (khai báo là tiền dùng vào đầu tư kinh doanh nhằm tránh sự chú ý của cơ quan Hải quan vào việc chuyển những khoản tiền lớn). Với sự tiếp tay của người đổi tiền hợp pháp, tiền Yên Nhật Bản được đổi thành tiền Won Hàn Quốc bằng cách sử dụng các bản sao hộ chiếu những người đổi tiền hợp pháp để xuất trình cho cơ quan chức năng kiểm tra. Những khoản tiền được đổi và phân thành những gói nhỏ với trị giá khoảng 5.000 USD nhằm tránh sự chú ý của cơ quan quản lý tài chính của Hàn Quốc. Vụ việc thứ hai được phát hiện vào tháng 7-2012, khi đó KCS điều tra một vụ gian lận có liên quan đến một người môi giới IFT Trung Quốc. Thủ đoạn sử dụng là người môi giới Trung Quốc mở một tài khoản ngân hàng tại Hàn Quốc dưới tên của mẹ đẻ nhưng trước đó đã nhập quốc tịch Hàn Quốc. Người mẹ được sử dụng như là người chuyển tiền bằng cách dùng tài khoản ngân hàng của người mẹ để giao dịch với các doanh nghiệp muốn trốn tránh sự kiểm soát của cơ quan Hải quan. Đối tượng buôn lậu tin tưởng rằng những giao dịch chuyển tiền từ người già thường không thu hút sự chú ý của cơ quan Hải quan. Bằng thủ đoạn này, các đối tượng trên đã thành công trong việc rửa một khoản tiền lớn khoảng 10 triệu USD. Thực tế, không chỉ riêng tại Hàn Quốc mà cả các quốc gia khác những giao dịch chuyển tiền như được nêu trong 2 ví dụ trên thường ít được các cơ quan điều tra chú ý. Điều tra của KCS cho thấy, các tổ chức tội phạm cũng lợi dụng các doanh nghiệp trốn thuế để thực hiện hành vi rửa tiền. Giá trị kinh tế của những hoạt động trên hệ thống IFT là rất lớn và thường để lại ít dấu hiệu nghi vấn. Việc kiểm tra của cơ quan Hải quan đối với các hệ thống IFT không chỉ nhằm vào mục đích phá vỡ các đường dây này mà còn nhằm lật tẩy những thủ đoạn gian lận thương mại cũng như các đường dây tội phạm đứng đằng sau. Do đó, kinh nghiệm của KCS cho thấy việc điều tra của cơ quan Hải quan cần có sự phối hợp của hệ thống các ngân hàng và cảnh sát, thuế để có thể triệt tiêu những hành vi gian lận này. Số liệu thống kê cũng cho thấy những biện pháp của KCS rất hiệu quả với số lượng các vụ gian lận qua hệ thống IFT đã giảm đi rõ rệt từ 635 vụ ghi nhận trong năm 2008 xuống còn 89 vụ vào năm 2011./. Vân Anh |