Theệnthựctrongquanhệkết quả bóng đá concacafo giới phân tích, trong cuộc gặp gỡ giữa Tập Cận Bình và Choe Ryong-hae có những chi tiết rất đáng chú ý cho thấy hiện thực tế nhị trong quan hệ Trung-Triều, thậm chí còn hé lộ hướng phát triển của tình hình bán đảo Triều Tiên trong tương lai.
Thứ nhất là sự sắp xếp của Trung Quốc dành cho Choe Ryong-hae. Mặc dù việc Kim Jong-un cử Đặc sứ Choe Ryong-hae sang Trung Quốc khá vội vàng, nhưng trước đó, nhất định đã thông qua kênh liên lạc giữa Đại sứ quán và Ban Liên lạc Trung ương để xác định Choe Ryong-hae sẽ gặp các quan chức Trung Quốc nào trong chuyến thăm này. Tuy nhiên, một ngày trước khi Choe Ryong-hae tới Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình lại rời Bắc Kinh đi khảo sát và thăm hỏi địa phương bị động đất, đặt dấu hỏi cho khả năng Tập Cận Bình tiếp Choe Ryong-hae.
Việc này có thể cho thấy khi sắp xếp chuyến thăm của Choe Ryong-hae, phía Trung Quốc đầu tiên không xem xét việc Tập Cận Bình tiếp Choe Ryong-hae, mà đợi sau khi Choe Ryong-hae truyền đạt thông tin làm phía Trung Quốc hài lòng mới bố trí cuộc gặp vào thời điểm thích hợp. Trung Quốc muốn sử dụng phương thức gây sức ép mà vẫn đúng lễ nghi ngoại giao này để biểu thị sự bất mãn đối với hành động gây căng thẳng tình hình khu vực của Triều Tiên trước đó.
Thứ hai là những ngụ ý trong phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Với câu nói "tình hữu hảo Trung-Triều phù hợp với lợi ích chung của hai nước cũng như nhân dân hai nước”, Tập Cận Bình muốn tái xác nhận rằng Trung Quốc sẽ không bỏ rơi Triều Tiên, nhằm làm Kim Jong-un yên tâm. Thông qua việc nói rằng “bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân hóa và hòa bình ổn định lâu dài là xu thế và là điều mà mọi người mong chờ”, Tập Cận Bình muốn cảnh báo Triều Tiên rằng nếu đi theo hướng sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ không có đường thoát.
Thông qua việc nói rằng “tái khởi động tiến trình đàm phán 6 bên, nỗ lực không ngừng thực hiện phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, bảo vệ hòa bình ổn định lâu dài trên bán đảo Triều Tiên và khu vực Đông Bắc Á”, Tập Cận Bình muốn chuyển tới Bình Nhưỡng thông điệp rằng Triều Tiên phải trở lại quỹ đạo đàm phán 6 bên, đồng thời kêu gọi các bên ký Hiệp định Hòa bình thay cho Hiệp định Đình chiến.
Thứ ba là ngụ ý trong những hồi đáp của Choe Ryong-hae. Việc ông Choe Ryong-hae nói: “Triều Tiên trân trọng tình hữu nghị hai nước, nguyện cùng Trung Quốc tăng cường sự hiểu biết sâu sắc cũng như sự qua lại giữa giới chức cấp cao hai nước, không ngừng củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị Triều-Trung”, đã cho thấy, hai nước sẽ tăng cường giao lưu trao đổi giữa giới chức cấp cao. Việc Kim Jong-un sang thăm Trung Quốc sẽ được lên lịch trình, thậm chí không loại trừ khả năng Triều Tiên có mong muốn Tập Cận Bình sang thăm nước này.
Khi nói về vấn đề bán đảo Triều Tiên và vấn đề hạt nhân, ông Choe Ryong-hae nói rằng "Triều Tiên nguyện nỗ lực chung cùng các bên, giải quyết ổn thỏa vấn đề liên quan thông qua các hình thức đối thoại hiệp thương như đàm phán 6 bên, bảo vệ hòa bình và ổn định. Phát biểu trên của Choe Ryong-hae ngầm chỉ rằng Bắc Triều Tiên không những muốn trở lại đàm phán 6 bên, mà còn muốn tiếp xúc với các bên khác. Chuyến thăm Triều Tiên gần đây của Đặc sứ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là một minh chứng cho thái độ này của Triều Tiên.
M.Châu