当前位置:首页 > Cúp C1

【soi keo bayern】Soi kèo góc Venezia vs Lecce, 2h45 ngày 26/11

Hà Nội: Hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá sản phẩm OCOP qua thương mại điện tử Thái Bình: Lan tỏa sản phẩm OCOP gắn liền với phát triển du lịch Quảng Ninh kết nối mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP

Hàng trăm gian hàng,úThọThúcđẩytiêuthụsảnphẩmOCOPquathươngmạiđiệntửsoi keo bayern hàng nghìn sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

Trong những năm gần đây, ngành Nông nghiệp tỉnh Phú Thọ đã đẩy mạnh phối hợp với các ngành như Công Thương, Thông tin và Truyền thông để đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, đưa các sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) lên các sàn giao dịch thương mại điện tử nhằm tạo động lực nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, tiêu thụ trên địa bàn tỉnh.

Cùng với đó, các ngành, địa phương trong tỉnh cũng tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại và đặc biệt là các chủ thể OCOP cài đặt, sử dụng phần mềm nhằm chuẩn hóa quy trình sản xuất, giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, minh bạch thông tin, mã hóa, dán tem QR truy xuất nguồn gốc, thúc đẩy tiêu thụ, nâng cao giá trị nông sản.

Đi vào hoạt động từ năm 2018, đến nay Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Phú Thọ - giaothuong.net.vn đã có 302 gian hàng với 945 sản phẩm dịch vụ và trên 5,53 triệu lượt truy cập. Các sản phẩm được lựa chọn đưa lên sàn hầu hết đạt tiêu chuẩn OCOP, VietGAP, có truy xuất nguồn gốc, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm như: Bưởi Đoan Hùng, cam lòng vàng, chè xanh, mì gạo Hùng Lô, gạo nếp Gà gáy Mỹ Lung, thịt chua, tương, nón lá... Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh đạt từ 350 - 400 doanh nghiệp tham gia.

Được khai trương từ tháng 7/2019, Sàn thương mại điện tử voso.vn của Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel cũng có nhiều tính năng nổi bật để hỗ trợ khách hàng trong mua sản phẩm như: Quét mã QR để truy xuất nguồn gốc của sản phẩm và minh bạch thông tin của sản phẩm đã trở thành địa chỉ giao dịch thương mại có uy tín với nhiều khách hàng. Bên cạnh đó, sàn voso.vn còn trực tiếp hướng dẫn doanh nghiệp cách chụp ảnh sản phẩm, livestream bán hàng… ngay tại cơ sở sản xuất, tạo thuận lợi cho cả người bán và người mua.

Phú Thọ: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP qua thương mại điện tử
Sản phâm chè Đá Hen được đông đảo khách hàng trên sàn thương mại điện tử Postmart.vn tin dùng

Đến thời điểm này trên sàn Postmart.vn của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam có 28 sản phẩm OCOP của tỉnh Phú Thọ bao gồm 9 sản phẩm đạt 4 sao và 19 sản phẩm 3 sao. Ngoài 28 sản phẩm OCOP, Phú Thọ còn thiết lập gần 90.000 tài khoản được active trên sàn Postmart với hơn 1.500 sản phẩm đa dạng từ nông sản, thực phẩm đến ngành hàng tiêu dùng. Nhờ đó, các sản phẩm OCOP của Phú Thọ được quảng bá rộng rãi, tiếp cận được nhiều đối tượng và dần mở rộng thị phần, từng bước chinh phục thị trường trong nước và nước ngoài. Qua đó, số lượng hàng hoá bán, giao dịch qua kênh online cũng có bước tăng trưởng nhanh so với cách bán hàng truyền thống trước kia.

Đòn bẩy đưa OCOP “xuất ngoại”

Anh Cao Đăng Duy - Giám đốc hợp tác xã mì gạo Hùng Lô cho biết: Nếu như trước đây, sản phẩm mỳ gạo được bày bán chủ yếu ở các chợ truyền thống, cửa hàng, điểm kinh doanh thực phẩm nông sản nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh, thì nay khách hàng ở khắp mọi nơi đều có thể cập nhật được thông tin, giá cả, mẫu mã và chất lượng sản phẩm thông qua những “cú click” đơn giản trên Sàn giao dịch thương mại điện tử với tên miền là giaothuong.net.vn và đặt mua dễ dàng.

Hiện nay, Sàn giao dịch thương mại điện tử đã là một trong những kênh bán hàng hiệu quả của hợp tác xã, đã có 30% sản lượng sản phẩm tiêu thụ thông qua Sàn giao dịch thương mại điện tử. “Đây không những là kênh bán hàng hiệu quả, mà chúng tôi còn có thể cập nhật được thông tin, phản hồi của khách hàng, từ đó rút kinh nghiệm và khắc phục những hạn chế để cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của người mua” - anh Duy nói.

Phú Thọ: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP qua thương mại điện tử
Sản phẩm mỳ gạo Hùng Lô được nhiều người tiêu dùng biết đến nhờ kênh tiêu thụ từ sàn thương mại điện tử

Còn ông Nguyễn Tuấn Oanh - Giám đốc Hợp tác xã bưởi và dịch vụ tổng hợp xã Bằng Luân, huyện Đoan Hùng cho biết: Sàn thương mại điện tử là nơi giúp sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh nhất. Việc đưa sản phẩm lên sàn đã giúp hợp tác xã mở rộng thị trường, doanh thu không ngừng tăng lên. Hơn 50% sản lượng sản phẩm tiêu thụ của hợp tác xã thông qua Sàn giao dịch thương mại điển tử, website của hợp tác xã và các kênh bán hàng online.

Anh Nguyễn Văn Thanh - Giám đốc hợp tác Sản xuất và chế biến chè Đá Hen (xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê) chia sẻ: Nhận thức của hội viên hợp tác xã trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm ngày càng nâng cao, từ đó chấp hành nghiêm các quy định về sản xuất an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng, củng cố chỗ đứng vững chắc cho sản phẩm của mình trên thị trường. Với sự nỗ lực cố gắng, hợp tác xã sản xuất chế biến chè Đá Hen đã được cấp chứng nhận OCOP sản phẩm đạt hạng 4 sao cho sản phẩm chè. Qua kênh bán hàng, giới thiệu trên Sàn thương mại điện tử Postmart, sản phẩm chè Đá Hen không những có mặt trên thị trường nhiều thành phố lớn của Việt Nam mà bắt đầu nhận được sự quan tâm đến từ Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan…

Năm 2022, các cấp, ngành tỉnh Phú Thọ đã đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, đặc biệt là hướng dẫn, hỗ trợ cho các chủ thể OCOP đưa sản phẩm lên các nền tảng thương mại điện tử, góp phần mở rộng thị trường cho sản phẩm. Sở Công Thương Phú Thọ đã hỗ trợ xây dựng 5 bộ giải pháp kinh doanh trực tuyến cho các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh nhằm triển khai ứng dụng thương mại điện tử. Tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến kiến thức về thương mại điện tử cho gần 500 lượt cán bộ doanh nghiệp, hợp tác xã, cán bộ đoàn viên thanh niên tại các huyện Yên Lập, Cẩm Khê...

Với mục tiêu đến năm 2025, toàn tỉnh có khoảng 55% dân số trở lên tham gia mua sắm trực tuyến thông qua các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, các ứng dụng, website bán hàng, 50% khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt, 70% các giao dịch mua hàng trên website, ứng dụng thương mại điện tử có hóa đơn điện tử và 50% số xã, phường, thị trấn có thương nhân thực hiện hoạt động bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trực tuyến... Phú Thọ đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử cho đội ngũ doanh nghiệp và người dân bằng nhiều hình thức. Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn sâu về thương mại điện tử, từng bước đáp ứng yêu cầu quản lý và nâng cao hoạt động về thương mại điện tử tại các cơ quan, đơn vị.

Phú Thọ: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP qua thương mại điện tử
Giao diện của Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Phú Thọ giaothuong.net.vn

Cùng với đó, tỉnh Phú Thọ cũng đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử trong sản xuất, kinh doanh: Hỗ trợ xây dựng bộ giải pháp hỗ trợ kinh doanh trực tuyến; sử dụng email riêng; chữ ký số; hóa đơn điện tử; tem điện tử; mã QR… nhằm giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng khả năng tiếp cận thị trường trong nước và quốc tế.

Bà Nguyễn Thị Phương, Phó Giám đốc Bưu điện tỉnh Phú Thọ cho biết, đơn vị đang cố gắng để khai phá hết tiềm năng, thế mạnh của những sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh. Nhờ sự quan tâm của các sở ban ngành, địa phương đã tổ chức các chương trình giới thiệu sản phẩm OCOP cũng như tiềm năng, lợi thế của tỉnh cũng như chú trọng vào công tác thị trường, qua đó đẩy mạnh việc quảng bá sản phẩm trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội cũng như trên sàn thương mại điện tử Postmart của Bưu điện Việt Nam.

Bưu điện tỉnh Phú Thọ cùng các sở ban ngành đã phối hợp với các chủ thể OCOP lựa chọn các sản phẩm đạt yêu cầu để đưa lên sàn thương mại điện tử Postmart bằng các hoạt động như: Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn các kiến thức về thương mại điện tử cho các hộ sản xuất; hỗ trợ kích hoạt tài khoản trên sàn và tài khoản thanh toán trực tuyến cho các hộ có nhu cầu đưa các sản phẩm đủ điều kiện. Các chủ thể sản xuất các sản phẩm OCOP chủ động đầu tư cải tiến mẫu mã, bắt nhịp nhu cầu chuyển đổi số để đưa các sản phẩm lên sàn…

Những mô hình thành công trong việc ổn định thị trường trong nước, phát triển thị trường quốc tế thông qua thương mại điện tử như của các hợp tác xã trong tỉnh đã thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi. Và chính từ phong trào này đã xuất hiện nhiều nông dân thành công, dám nghĩ, dám làm, tự tin đi đầu tiếp cận thị trường mới. Đây chính là đòn bẩy để sản phẩm nông nghiệp Phú Thọ được mở đường xuất ngoại, góp phần đưa kinh tế nông thôn phát triển bền vững.

分享到: