| Theócókhảnăngxuấthiệnlạmphátdocungtiềket qua blackburn roverso dõi chặt thị trường, tránh các ảnh hưởng xấu đến lạm phát | | Kiểm soát lạm phát, phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa - tiền tệ | | “Áp lực lạm phát sẽ tăng dần từ nay đến cuối năm” |
| Thận trọng trong điều chỉnh giá các mặt hàng thiết yếu để tránh nguy cơ lạm phát gia tăng. Ảnh: ST |
Sau cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở liên bang (FOMC) - cơ quan hoạch định chính sách của FED, ngân hàng này thông báo quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở biên độ gần bằng 0 để hỗ trợ nền kinh tế. Ngoài ra, FED nâng kỳ vọng lạm phát lên 3,4% vào 3 tháng cuối năm, cao hơn mức hồi tháng 3, trong bối cảnh giá tiêu dùng tại Mỹ tăng mạnh nhất trong vòng 13 năm. Theo chuyên gia kinh tế TS. Đinh Thế Hiển, FED quyết định chưa tăng lãi suất lần này là do cơ quan quản lý của Mỹ nhận định cần thêm thời gian để quan sát, hỗ trợ nền kinh tế. Tuy nhiên, khó khăn với nền kinh tế Mỹ đang giảm dần, một số quốc gia bắt đầu co hẹp bớt chính sách tiền tệ nới lỏng, việc FED tăng lãi suất sẽ chỉ là sớm muộn. Đồng quan điểm, ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư (Công ty Chứng khoán Maybank KimEng) cho rằng, lạm phát đang tăng nhanh tại nhiều quốc gia trên thế giới, khiến nhiều quốc gia đã tăng mạnh lãi suất từ đầu năm đến nay, song xu hướng thắt chặt tiền tệ ở nhiều nước cũng đang khiến dòng tiền đầu tư toàn cầu có dấu hiệu dịch chuyển. Với Việt Nam, trước diễn biến nêu trên, nhiều lo ngại đã đặt ra về khả năng "nhập khẩu" lạm phát, đẩy chỉ số lạm phát trong nước cũng tăng. Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số lạm phát cơ bản bình quân trong 5 tháng đầu năm 2021 ở mức tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân lạm phát tăng được cơ quan này nhận định là do giá xăng dầu tăng theo giá thế giới; giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng do giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào tăng; giá điện, nước sinh hoạt cũng tăng theo nhu cầu tiêu dùng. TS. Đinh Thế Hiển cũng nhìn nhận, lạm phát của Việt Nam 5 tháng qua tăng 2,9% trong khi cả năm 2020 chỉ ở mức 3,25%. Vì thế, vị chuyên gia này cho rằng, lạm phát năm nay sẽ cao hơn năm ngoái, khả năng sẽ ở mức 3,5-4%. Còn theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, giảng viên cao cấp của Học Viện Tài chính, năm 2021, nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ phục hồi và phát triển mạnh mẽ sẽ tạo áp lực lớn đến mặt bằng giá cả, lãi suất, tỷ giá và lạm phát. Nhưng dù ở kịch bản dịch bệnh được chống chế hay còn diễn biến phức tạp thì lạm phát cũng không vượt quá mức 4%. Nói thêm về vấn đề này, TS. Đinh Thế Hiển nhận định, mức lạm phát 4% trong năm 2021 với điều kiện nước ta hiện nay là có thể chấp nhận được. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt rất tốt nên sẽ khó có khả năng xuất hiện lạm phát do cung tiền. Mặc dù vậy, theo quan sát của Công ty Chứng khoán VnDirect, mối lo về lạm phát gia tăng và tăng trưởng tín dụng khả quan đã khiến lãi suất huy động tăng tại một số ngân hàng trong tháng 5/2021. Đồng thời, dư địa cho cắt giảm lãi suất là tương đối hạn chế bởi áp lực lạm phát cao hơn trong 6 tháng cuối năm 2021. Vì vậy, các chuyên gia VnDirect đánh giá, áp lực lạm phát cao hơn vào nửa cuối năm so với 6 tháng đầu năm và các ngân hàng thương mại cần duy trì mặt bằng lãi suất huy động hấp dẫn nhằm huy động vốn trong bối cảnh cạnh tranh cao hơn từ các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán. |