发布时间:2025-01-17 01:48:08 来源:VBet88 作者:World Cup
Bài 1: Trên quê hương 'Trung dũng kiên cường,êncườngthờichiếncốnghiếnthờibìnhBàlịch thi đấu bologna toàn dân đánh giặc'
Phát huy truyền thống “Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc”, Đảng bộ, chính quyền, dân và quân trong tỉnh luôn đoàn kết, bền gan vững chí cùng ra sức thi đua phát triển KT-XH, hướng tới mục tiêu phát triển nhanh và bền vững.
Bền gan vững chí
Vùng đất Long An không chỉ nổi tiếng với đôi dòng Vàm Cỏ hiền hòa mà còn có bề dày về truyền thống lịch sử. Trải qua 2 cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, quân và dân Long An sát cánh, một lòng, bền gan vững chí đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc, dùng cả trí tuệ và xương máu để viết nên trang sử anh hùng.
Trong kháng chiến chống Pháp, Long An khá nổi tiếng với trận công đồn Tây Dương năm 1861 tại huyện Cần Giuộc. Để tri ân các nghĩa sĩ vì nước hy sinh, nhà văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu đã sáng tác bài Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc. Sau đó không lâu, trận đánh “Hỏa hồng Nhựt Tảo oanh thiên địa” do Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực chỉ huy đốt tàu Hy Vọng của Pháp đã đi vào lịch sử, ghi "dấu son" chói lọi trong trang sử hào hùng của quê hương.
Long An đứng thứ 3 cả nước về quy mô quy hoạch các khu công nghiệp
Với những thành tích lẫy lừng trong kháng chiến chống Mỹ, ngày 17/9/1967, tại Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua toàn miền Nam, Long An được Ủy ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu “Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc”. Bước ra khỏi chiến tranh với những khó khăn chồng chất, tỉnh còn đối mặt với cuộc chiến chống đói nghèo. Theo nguyên Bí thư Tỉnh ủy - Lê Thanh Tâm, toàn Đảng, toàn dân phát huy cao độ truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đoàn kết, chung sức, chung lòng xây dựng quê hương, đất nước; tập trung khai phá vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh trở thành vựa lúa của cả nước. Nếu chỉ tập trung sản xuất lương thực thì đời sống của người dân chỉ dừng lại ở mức khá. Vì vậy, ngay khi Trung ương xác định mục tiêu phát triển đất nước theo hướng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng bộ tỉnh nắm bắt và ra nghị quyết nhấn mạnh vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI, năm 1996, xác định vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh là các huyện tiếp giáp TP.HCM (Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước) để đẩy mạnh phát triển công nghiệp. Vùng Đồng Tháp Mười vẫn là trọng điểm phát triển nông nghiệp để bảo đảm an ninh lương thực. Nhằm mở đường phát triển, tỉnh huy động mọi nguồn lực đầu tư hạ tầng giao thông. Bằng những nỗ lực của tỉnh cùng với sự quan tâm đầu tư của Trung ương đưa Long An bước vào giai đoạn phát triển mới.
Đến nay, sản lượng lúa bình quân của tỉnh đạt khoảng 2,8 triệu tấn/năm; xuất khẩu gạo 800.000 tấn/năm, chiếm 17-20% sản lượng xuất khẩu của cả nước. Long An đứng thứ 3 cả nước về quy mô quy hoạch các khu công nghiệp, đứng thứ 12 cả nước về quy mô nền kinh tế. Riêng năm 2022, thu ngân sách nhà nước đạt gần 22.000 tỉ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 90 triệu đồng, môi trường đầu tư ngày càng cải thiện. Tỉnh phấn đấu đến năm 2025, giữ vững vị trí dẫn đầu Vùng Đồng bằng sông Cửu Long và phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển khá trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Ngày 03/4/2023, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Quyết định số 296/QĐ-CTN về việc tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Long An vì đã có công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.
Về lại nơi ghi dấu lịch sử
Nhằm ghi nhớ công lao to lớn của quân và dân Long An trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, tỉnh đầu tư xây dựng, tôn tạo nhiều di tích lịch sử và công trình văn hóa. Trong đó, nổi bật là Công viên Tượng đài Long An “Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc” tại phường 5, TP.Tân An. Đây là công trình văn hóa tiêu biểu của tỉnh, “địa chỉ đỏ” trong hành trình về nguồn, giáo dục truyền thống yêu nước cho các tầng lớp nhân dân. Công viên Tượng đài Long An còn là điểm tham quan thu hút du khách trong và ngoài tỉnh.
Công viên Tượng đài Long An “Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc” tại phường 5, TP.Tân An là công trình văn hóa tiêu biểu của tỉnh
Chị Nguyễn Thị Diễm (xã Đức Lập Thượng, huyện Đức Hòa) chia sẻ: “Có dịp đến tham quan Công viên Tượng đài Long An, tôi hiểu hơn về lịch sử đấu tranh của thế hệ đi trước và cảm thấy rất tự hào. Từ đó, tôi cố gắng thi đua lao động, đóng góp sức mình để xây dựng quê hương ngày càng đổi mới”.
Rời TP.Tân An, chúng tôi tiếp tục hành trình tìm về lịch sử. Điểm dừng chân tiếp theo là Khu Di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo và Đền thờ Nguyễn Trung Trực (xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ). Đây là nơi mà người anh hùng làng chài Bình Nhựt - Nguyễn Trung Trực cùng 59 nghĩa quân tấn công, đốt cháy tàu Hy Vọng của thực dân Pháp vào sáng ngày 10/12/1861. Trận đánh là thắng lợi to lớn, ghi dấu son chói lọi trong những trang sử hào hùng của dân tộc. Chiến công đó được sĩ phu Huỳnh Mẫn Đạt viết trong Điếu Nguyễn Lịch và được trang trọng khắc trước điện thờ: Hỏa hồng Nhựt Tảo oanh thiên địa/Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần.
Theo lời thuyết minh của hướng dẫn viên, di tích cũng là nơi lưu niệm anh hùng Nguyễn Trung Trực, một tài năng quân sự lập nên những chiến công hiển hách. Với những ý nghĩa lịch sử to lớn, Vàm Nhựt Tảo được xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1996.
Dẫu trải qua nhiều mất mát, đau thương, ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh nhưng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân Long An vẫn chung sức một lòng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương. Danh hiệu cao quý “Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc” đã trở thành biểu tượng trong lòng mỗi người dân Long An. Đây là niềm tự hào to lớn, động viên, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong công cuộc đổi mới, hội nhập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp./.
(còn tiếp)
Ngọc Mận - Huỳnh Hương
相关文章
随便看看