Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam vừa có báo cáo gửi Bộ GTVT kết quả rà soát các vị trí xung yếu trên mạng lưới đường sắt quốc gia và giải pháp khắc phục,Đểxuấtbốtrítỷđồnggiacốhầmđườngsắtđãkhaithácgầnnăm kèo đá banh trực tiếp ứng phó khi xảy ra sự cố.
Theo đó qua rà soát, trên toàn mạng lưới đường sắt có 12/39 hầm xung yếu. Các hầm này đều nằm trên tuyến đường sắt Hà Nội – TP.HCM, được xây dựng và đưa vào khai thác cách đây gần 100 năm.
Trải qua nhiều biến động lịch sử, hồ sơ quản lý thất lạc nhiều, kinh phí bảo trì còn hạn chế khiến cho các hầm bị xuống cấp, nhiều hầm bị hỏng nặng. Tình trạng chung là vỏ hầm bằng bê tông hoặc đá hộc xây bị phong hóa, nứt vỡ, thấm nước, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, phải hạn chế tốc độ chạy tàu.
“Cả 12 hầm đều chưa từng được sửa chữa, gia cố, cải tạo từ khi xây dựng đến nay. Để đảm bảo an toàn công trình, tránh các sự cố đáng tiếc có thể xảy ra như đối với hầm Bãi Gió, Chí Thạnh…, Tổng Công ty kiến nghị Bộ GTVT trước mắt cho gia cố đảm bảo an toàn đối với 12 hầm nêu trên bằng các vòm thép hình, khung chống. Kinh phí dự kiến khoảng 500 tỷ đồng”, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam kiến nghị.
Đối với cầu đường sắt đi qua, qua rà soát, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết có 465/1.862 cầu xung yếu. Các cầu này bị quá niên hạn sử dụng, hoặc kết cấu bê tông, đá xây bị phong hóa, xuất hiện nhiều vết nứt quá tiêu chuẩn cho phép hoặc có kết cấu thép bị rỉ nặng, mặt cầu yếu.
“Trước mắt, trong thời gian chờ triển khai các công trình, dự án, cần ưu tiên kinh phí khoảng 700 tỷ đồng để gia cố đảm bảo an toàn đối với 94 cầu tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn rất cao trên tuyến đường sắt Hà Nội- TP.HCM, Gia Lâm-Hải Phòng, Yên Viên-Lào Cai, Đông Anh-Quán Triều, Hà Nội-Đồng Đăng, Diêu Trì-Quy Nhơn, Đà Lạt-Trại Mát”, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam kiến nghị.
Ngoài ra, đơn vị này cũng kiến nghị Bộ GTVT ưu tiên kinh phí để bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ 876 cống xung yếu.