Lời tòa soạn:Trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Khoa học Công nghệ (KHCN) Quốc gia năm 2012,ườigiỏinênlàmkhoahọchayquảnlýKỳtỷ.số bóng đá Phó Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Văn Minh đã đặt câu hỏi: Liệu có nên bổ nhiệm các nhà khoa học làm quản lý hay cứ để họ làm chuyên môn?
GS Ngô Việt Trung - Viện trưởng viện Toán, cho rằng những nhà khoa học tài năng phải là những người có quyền quyết định đầu tư cho KHCN, còn những người khác chỉ là giúp việc, không nên biến thành cơ quan cấp trên, chỉ đạo họ.
Để có thêm cái nhìn khách quan, xin giới thiệu bài viết của GS Y khoa Nguyễn Văn Tuấn (Úc).
Từ một chân phụ bếp rồi phụ tá trong bệnh viện để mưu sinh, Nguyễn Văn Tuấn đã tự vươn lên, trở thành giáo sư, tiến sĩ, là nhà nghiên cứu khoa học giỏi về xương, dịch tễ học |
Ước mơ số 1
Viện Garvan của tôi vừa bổ nhiệm viện trưởng mới. Nhìn qua qui trình bổ nhiệm viện trưởng, tôi chợt lan man nghĩ đến qui trình bổ nhiệm nhân sự khoa học ở bên nhà, đến những tham vọng có đại học trong các danh sách “top 200”.
Viện Garvan là một viện nghiên cứu y khoa hàng đầu của Úc và trên thế giới. Lúc tôi tham gia Viện Garvan (20 năm về trước), viện có chưa đến 100 người. Dưới sự lãnh đạo của Giáo sư John Shine, viện phát triển nhanh chóng và nay có hơn 500 nhân sự. Số này bao gồm khoảng 10 giáo sư, 30 phó giáo sư và một nhóm bác sĩ, nhà khoa học, nghiên cứu sinh, phụ tá...
Với số nhân sự này, Viện Garvan là một viện nghiên cứu lớn vào hàng thứ hai ở Úc (chỉ sau WEHI ở
Hành trình tìm lãnh đạo
Sau hơn 20 năm làm viện trưởng Viện Garvan, Gs John Shine quyết định nghỉ hưu. Từ 2 năm trước, ông đã báo cho hội đồng quản trị biết ông sẽ nghỉ hưu và yêu cầu hội đồng phải tìm người kế nhiệm. Hội đồng lập một “ủy ban tìm người” (gọi là Search Committee).
Họ họp và ra những tiêu chuẩn để tuyển lãnh đạo mới. Tìm một lãnh đạo cho một viện nghiên cứu lớn như Garvan không dễ chút nào. Người lãnh đạo viện, theo nhận định của hội đồng quản trị, phải là một nhà khoa học xuất sắc, có tiếng trên thế giới, nhưng đồng thời phải là một nhà quản lí và ngoại giao giỏi.
Viện Garvan có những giáo sư với chỉ số H cao ngất, những giáo sư danh tiếng trên trường quốc tế, những guru trong chuyên ngành. Vì thế, viện trưởng mới dù không cần phải có chỉ số H cao như những giáo sư tại chức, nhưng cũng phải có chỉ số H “đáng nể” và ít ra, cũng phải có tiếng. Tiêu chuẩn này rất khó, vì một nhà khoa học giỏi thì thường là một nhà quản lí tồi; ngược lại, một nhà quản lí giỏi thì khó khi nào là một nhà khoa học có tiếng. Ngoài ra, nhà khoa học danh tiếng thường có “cá tính”, họ chẳng biết ngoại giao là cái gì! Do đó, không ngạc nhiên khi quá trình đi tìm người lãnh đạo mới rất gian nan.
Viện Garvan tích cực quảng cáo trên các tập san khoa học lớn trên thế giới như Nature, Science, Cell, PNAS... để tìm người lãnh đạo mới. Sau gần 1 năm và tốn khá nhiều tiền, họ có một danh sách ngắn gồm 5 người. Năm người này đều là giáo sư hoặc viện trưởng từ các đại học ở Mĩ, Anh, Áo, Úc.
Sau khi phỏng vấn 5 người, họ thích một giáo sư từ Áo (họ tốn cả trăm ngàn đôla trả tiền cho các giáo sư đó sang Úc dự buổi phỏng vấn). Ủy ban tìm người gật đầu với vị giáo sư người Áo và báo cho ông biết rằng ông đã trúng tuyển. Tổng thống Áo khi nghe “hung tin” liền nhấc điện thoại gọi cho vị giáo sư đó đừng đi Úc, muốn gì thì ông sẽ cho thêm tiền và cơ sở vật chất. Tổng thống Áo là người biết giữ nhân tài vì không muốn mất một vị giáo sư đầy triển vọng cho nước Úc xa xôi kia! Thế là bao nhiêu tiền bạc và công sức của ủy ban tìm người tan thành mây khói.
Ủy ban tiếp tục tìm ứng viên mới. Lại thêm quảng cáo và lại tốn tiền để mời các ứng viên sang Úc phỏng vấn. Nên nhờ rằng, những ứng viên này toàn đi máy bay hạng thương gia và ở khách sạn 5 sao! Sau cùng, hội đồng quản trị và ủy ban tìm người cũng có được một danh sách 5 người.
Phỏng vấn xong, họ gật đầu cho một ứng viên ở Anh đang là khoa trưởng y khoa của một trường danh tiếng bên Anh. Và lịch sử lặp lại, khi nghe tin vị khoa trưởng này sắp rời Anh để đi nhậm chức bên Úc, hiệu trưởng đại học và đích thân Bộ trưởng bộ giáo dục Anh năn nỉ ông đừng rời Anh, và hứa sẽ cung cấp những gì ông muốn. Thế là Viện Garvan lại thất bại lần thứ hai.
Lúc đó quá trình tìm người đã vào năm thứ hai. Gs John Shine ra “ultimatum” rằng vì ông muốn nghỉ hưu nên ông không chờ lâu nữa và hối thúc hội đồng quản trị phải sớm tìm người. Ông nói thêm rằng nếu trong vòng 6 tháng không tìm được người thì ông vẫn nghỉ hưu và hội đồng quản trị phải chịu trách nhiệm quản lí Viện!
Nhất quá tam, lần thứ ba thì thành công. Lần này, Viện Garvan tìm được một ứng viên lí tưởng. Đó là Gs John Mattick, đang là viện trưởng viện sinh học phân tử ở
Bài giảng ra mắt ấn tượng
Ngày hôm kia, GS Mattick có một buổi nói chuyện ra mắt ở Viện Garvan. Buổi nói chuyện để lại trong tôi nhiều ấn tượng đẹp. Ông nói về cái nhìn tương lai của ông liên quan đến Viện Garvan, đến định hướng nghiên cứu và định hướng y khoa nói chung. Ông là một người elitist. Ông xem Viện Garvan là một viện elite.
Ông tuyên bố một câu thẳng thừng trước 500 người rằng “nếu các bạn không phải là, hay không dám xem mình là, elitist thì các bạn không có lí do để có mặt ở viện này”. Một câu phát biểu đầy ấn tượng và … phách.
Ông nói tiếp: là nhà khoa học elite, các bạn phải suy nghĩ đến những nghiên cứu nhắm đến mục tiêu làm thay đổi nhận thức hiện hành, đóng góp có ý nghĩa cho khoa học quốc tế; đừng nghĩ đến cạnh tranh ở Úc, hãy nghĩ đến cạnh canh trên trường quốc tế. Ông tỏ ra mỉa mai những công trình nghiên cứu mà ông gọi là tủn mủn. Ông khuyến khích think big, think different và quan trọng hơn hết là nghĩ về big science. Nghe rất ấn tượng!
Theo cái nhìn của ông, y khoa sẽ tiến đến một giai đoạn mà ông gọi là NextGene. Đó là giai đoạn thông tin di truyền học sẽ quyết định điều trị cho mỗi bệnh nhân (gọi là individualized therepy). Viễn kiến của ông cũng chẳng khác gì viễn kiến của các nhà di truyền học trong cuối thập niên 1990 khi công trình giải mã toàn bộ hệ di truyền sắp hoàn tất...
Tôi có cảm tình và đồng chí hướng với ông tân viện trưởng, vì tôi cũng quan tâm đến di truyền học và cũng từng viết về cá nhân hóa tiên lượng bằng gien. Điều thú vị là sau bài nói chuyện, một đồng nghiệp đi bên tôi nói: chắc anh nghe như nhạc nhỉ? Vâng, bài nói chuyện của ông tân viện trưởng nghe cứ như là một bài nhạc hay.
(Còn nữa)
GS Nguyễn Văn Tuấn
(Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan và Đại học