【nhận định giải ý】Soi kèo góc UAE vs Qatar, 23h00 ngày 19/11
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Cúp C2 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-08 20:47:34 评论数:
(CMO) Đó là nội dung phát biểu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Đề án “An ninh lương thực (ANLT) quốc gia đến năm 2020” vào ngày 18/3. Tại Cà Mau, Bí thư Tỉnh ủy Dương Thanh Bình, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Hiện, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMT TQ tỉnh Lê Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử cùng lãnh đạo các sở, ngành tham dự hội nghị.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Lương thực là một mặt hàng chính yếu, không được chủ quan, coi thường công tác đảm bảo an ninh lương thực. Nhiệm vụ này mang tính chiến lược nhằm đảm bảo đủ lương thực cho người dân từ miền xuôi đến miền ngược trong bất cứ hoàn cảnh, điều kiện nào. Vấn đề ANLT luôn luôn và mãi mãi rất hệ trọng đối với mọi quốc gia trong điều kiện bất ổn chính trị, biến đổi khí hậu, dịch bệnh liên tục xảy ra. Việc đảm bảo cuộc sống cho người dân là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước ta.
Giai đoạn 2009-2019, GDP toàn ngành nông nghiệp Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng khá, đạt 2,61%/năm; sản xuất hàng hóa chuyển dịch theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; vận hành theo cơ chế thị trường, đảm bảo vững chắc ANLT quốc gia.
Bí thư Tỉnh ủy Dương Thanh Bình, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Hiện, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Lê Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử chủ trì hội nghị tại điểm cầu Cà Mau
Theo đó, trồng trọt giá trị sản xuất tăng 2,9%/năm; kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 8,99%/năm, đã có 7 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD/năm; trong các sản phẩm, cây ăn quả có diện tích tăng nhanh nhất (gần 150.000 ha); sản lượng lúa tăng từ 38,7 triệu tấn lên 43,4 triệu tấn. Giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 5,2%/năm; sản lượng thịt hơi các loại tăng 35,8% so với năm 2009, trong đó thịt heo hơi tăng 25,7%, thịt gia cầm tăng 2,1 lần; sữa các loại tăng 3,36 lần; trứng tăng 2,13 lần. Giá trị sản xuất thủy sản tăng 3,91%/năm; sản lượng thuỷ sản tăng từ 4,85 triệu tấn lên 8,2 triệu tấn năm 2019.
Cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng thủy lợi được xây mới, cải tạo, nâng cấp, đảm bảo tưới cho 7,2 triệu ha trồng lúa (chiếm 95% diện tích lúa) và tiêu cho 1,72 triệu ha đất nông nghiệp; hệ thống kinh doanh dịch vụ logistics đang được hình thành và phát triển; đã góp phần đầu tư cải tạo, nâng cấp, tăng nhanh hệ thống các cơ sở hạ tầng thương mại lương thực, thực phẩm.
Bên cạnh đó, khoa học công nghệ có bước phát triển mới làm tăng sản lượng và đóng góp trên 30% giá trị gia tăng của sản xuất nông nghiệp. Với những nghiên cứu tập trung vào các sản phẩm chủ lực, giải quyết bức xúc thực tiễn. Đặc biệt, công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) được chú trọng thông qua phát triển lực lượng kiểm soát chất lượng và ATTP; nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng quản lý chất lượng.
Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xất nông nghiệp đã góp phần thực hiện đạt các chỉ tiêu Đề án “An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020”
Giai đoạn 2009-2019, sản lượng lúa tăng từ 39,17 triệu tấn lên 43,4 triệu tấn; bình quân lương thực đầu người tăng từ 497 kg/năm lên trên 525 kg/năm, đưa Việt Nam vào nhóm 6 nước hàng đầu về chỉ số này và vai trò của Việt Nam trong hỗ trợ ANLT cho các quốc gia khác ngày càng tăng.
Tuy nhiên, vẫn còn 6 chỉ tiêu chưa đạt hoặc khó đạt trong quá trình thực hiện Đề án “ANLT quốc gia đến năm 2020”. Đó là 2 chỉ tiêu về sản xuất ngô; 1 chỉ tiêu về chăn nuôi; 3 chỉ tiêu về đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi ngày càng diễn biến phức tạp, có tác động trực tiếp và mạnh nhất đến nguồn cung lương thực, nguy cơ làm suy yếu các yếu tố của ANLT. Áp lực cạnh tranh từ hội nhập quốc tế, vấn đề bảo hộ mậu dịch, dịch bệnh xuyên biên giới, tình hình chính trị bất ổn cũng là nguyên nhân chính của nạn đói và mất ANLT.
Mục tiêu kép được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đặt ra trong giai đoạn hiện nay là đảm bảo tình hình an ninh lương thực của đất nước và phòng, chống đại dịch Covid-19; phòng chống thiên tai. Đồng thời, cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu; đáp ứng nhu cầu tiêu dùng lương thực thực phẩm trong nước cả về số lượng, chất lượng./.
Phương Lài