Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Nguyễn Đức Hải trình bày báo cáo tiếp thu,ựtoánngânsáchTăngthuphùhợpbốtríchitriệtđểtiếtkiệnhận định giải trung quốc giải trình về dự toán NSNN năm 2021. Chiều 12/11, trước khi biểu quyết thông qua nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2021, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Nguyễn Đức Hải trình bày báo cáo của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tiếp thu, giải trình về tình hình NSNN năm 2020, dự toán NSNN năm 2021.
Bố trí chi thường xuyên triệt để tiết kiệm
Về dự toán NSNN năm 2021, có ý kiến đại biểu cho rằng Chính phủ dự kiến xây dựng dự toán thu nội địa tăng 5,6% so với ước thực hiện năm 2020, là mức tăng tương đối thấp so với mức bình quân khoảng 10% của 3 năm gần đây.
Giải trình nội dung này, UBTVQH cho biết dự toán thu nội địa năm 2021 (không bao gồm thu từ đất, xổ số kiến thiết, từ cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước, cổ tức, lợi nhuận sau thuế, chênh lệch thu, chi Ngân hàng Nhà nước) là 882 nghìn tỷ đồng, tăng 5,6% so với ước thực hiện năm 2020. Nguyên nhân chủ yếu là do dự kiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp còn tiếp tục khó khăn. Bên cạnh đó, một số nguồn thu lớn từ các sản phẩm đã ổn định, khó tăng trưởng cao như than, ô tô, bia, thuốc lá, thủy điện, chế biến dầu khí,... Nếu loại trừ các nguồn thu ổn định này và các khoản thu đột biến phát sinh trong năm 2020 sang năm 2021 không còn thì các nguồn thu thuế, phí còn lại của năm 2021 đã dự kiến tăng 7,8% so với ước thực hiện năm 2020. Đây là mức tăng thu phù hợp trong bối cảnh dự báo tình hình kinh tế và sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn. Vì vậy, UBTVQH xin Quốc hội chấp thuận mức dự toán thu nội địa năm 2021 như Chính phủ trình. Bên cạnh đó, một số ý kiến đại biểu đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát, cơ cấu lại chi NSNN bảo đảm hợp lý, tiết kiệm, cắt, giảm những nhiệm vụ chi thường xuyên không cần thiết; không bố trí kinh phí mua sắm trang thiết bị đắt tiền, xe công; giảm mạnh chi cho khánh tiết, hội nghị, hội thảo, lễ hội, đi công tác nước ngoài...
Theo UBTVQH đánh giá, việc bố trí dự toán chi thường xuyên năm 2021 cho các bộ, cơ quan trung ương đã quán triệt yêu cầu triệt để tiết kiệm, gắn với tinh giản bộ máy, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động và tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập theo yêu cầu của Nghị quyết 18, 19 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII; cắt giảm tối đa kinh phí hội nghị, công tác phí trong và ngoài nước và các khoản chi chưa thật sự cần thiết; giảm tối đa các khoản chi hội nghị, hội thảo, công tác phí trong và ngoài nước so với dự toán năm 2020 (ngoại trừ các hoạt động ngoại giao cấp quốc gia,...).
Việc bố trí dự toán cho các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo nguyên tắc: NSNN không hỗ trợ các cơ sở đã tự chủ toàn bộ chi thường xuyên; đối với các cơ sở năm 2020 đã tự chủ một phần chi thường xuyên mức bố trí hỗ trợ năm 2021 trên cơ sở tiết kiệm chi bình quân thêm 5% so với dự toán năm 2020. Đồng thời, bố trí kinh phí cho các đơn vị có cơ chế tài chính đặc thù trên tinh thần triệt để tiết kiệm, giảm tối thiểu 15% so với dự toán chi năm 2020. Theo đó, dự toán chi NSNN năm 2021 giảm khoảng 8.100 tỷ đồng so với dự toán năm 2020 (bao gồm giảm dự toán chi từ NSNN cho các đơn vị có cơ chế tài chính đặc thù khoảng 4.830 tỷ đồng; giảm chi NSTW và NSĐP gắn với thực hiện các Nghị quyết 18, 19 của Trung ương khoảng 3.260 tỷ đồng). Tiếp tục cơ cấu lại nợ, giảm dần tỷ lệ bội chi
Băn khoăn về cân đối ngân sách, có ý kiến đại biểu nêu vấn đề NSNN vay khá lớn, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ đã chạm trần 25% tổng thu NSNN của năm 2020 và dự kiến sẽ đạt cao hơn 27% tổng thu NSNN của năm 2021, tiềm ẩn nhiều rủi ro, cần kiểm soát chặt chẽ nguồn vay để sử dụng hiệu quả hơn.
Về vấn đề này, UBTVQH cho rằng đúng như ý kiến của đại biểu nêu, việc chạm trần nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ tính trên số thu ngân sách sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, có thể gây mất an ninh, an toàn tài chính quốc gia, tuy nhiên, chưa vượt mức trần nợ công mà Quốc hội cho phép. Nguyên nhân của khả năng vượt ngưỡng có thể kể đến như là, tình hình thu NSNN năm 2020, 2021 dự báo gặp nhiều khó khăn. Năm 2020 ước thu NSNN giảm 12,5% so với dự toán, năm 2021 giảm 11,1% so với dự toán năm 2020, tính cả giai đoạn 2021 - 2025, tỷ lệ huy động bình quân khoảng 15 - 16%GDP. Nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi tăng cao một số năm, chủ yếu do nghĩa vụ trả nợ gốc trái phủ Chính phủ phát hành trong giai đoạn trước đến hạn trả nợ.
Tiếp thu ý kiến đại biểu, UBTVQH đề nghị Chính phủ tiếp tục thực hiện việc cơ cấu lại nợ thông qua việc đa dạng kỳ hạn phát hành, tập trung phát hành kỳ hạn dài và thực hiện hoán đổi trái phiếu trong danh mục nợ để góp phần giãn nghĩa vụ trả nợ gốc, tránh dồn vào một thời điểm; thực hiện nghiêm chủ trương của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 07-NQ/TW và Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội, theo đó "bảo đảm cân đối ngân sách tích cực, giảm dần tỉ lệ bội chi NSNN, hướng tới cân bằng thu - chi NSNN", góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn vay. Dương An |