Chúng tôi gặp bà Loan tại bếp cơm tình thương Bệnh viện đa khoa tỉnh - nơi bà đã gắn bó 19 năm để làm thiện nguyện,Điểmtựacủanhữngmảnhđờibấthạsoi keo sevilla nấu cơm phát cho bệnh nhân nghèo. Cũng tại nơi này, bà đã nhận nuôi 3 đứa trẻ, đứa thì mẹ bị bệnh tâm thần bỏ con bơ vơ sau khi chết; đứa bị bỏ rơi trong vườn cao su khi vừa lọt lòng mẹ, chưa kịp cắt dây rốn...
Ươm mầm sự sống
Cha mẹ mất sớm, bà Loan ở với anh chị em ruột tại tỉnh Bình Dương. Sau biến cố anh trai mất năm 1995, bà thường xuyên lên chùa tụng kinh, một lòng hướng thiện. Khi Bệnh viện đa khoa tỉnh xây xong được 1 tháng cũng là thời điểm bếp cơm tình thương bắt đầu hoạt động, bà quyết định chọn nơi đây để gắn bó phần đời còn lại với công việc thiện nguyện.
Cả 3 đứa trẻ bà Loan nhận nuôi, mỗi đứa một hoàn cảnh và đến với bà như một cái duyên. Bà kể: “Làm việc tại bếp cơm tình thương được 1 tháng, tôi gặp người mẹ bị bệnh tâm thần lại mắc nhiều bệnh rất nặng điều trị tại bệnh viện thời gian dài nhưng không có tiền, không người thân. Chị có đứa con gái chừng 3 tuổi không người chăm sóc. Thấy hoàn cảnh chị đáng thương nên tôi quyết định đưa đứa trẻ về bếp cơm tình thương nuôi, đợi khi mẹ bé khỏe sẽ giao lại. Bé ở với tôi được 1 năm thì mẹ bé mất, tôi làm thủ tục nhận bé làm con nuôi và đặt tên là Trịnh Kim Ngọc. Khi nhận nuôi bé Ngọc, tôi mới 20 tuổi và cũng chẳng nghĩ nhiều vì bé đến với mình là cái duyên nên dang tay đón nhận. Bé Ngọc lớn lên cùng tôi tại bếp cơm tình thương với tình yêu thương và vòng tay nhân ái của các nhà hảo tâm”.
Cả 3 đứa trẻ do bà Trịnh Thị Kim Loan nhận nuôi, mỗi đứa một hoàn cảnh và đến với bà như một cái duyên