【bóng đá bỉ hôm nay】Soi kèo góc Newcastle Jets vs Central Coast Mariners, 16h00 ngày 22/11: Đội khách áp đảo
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-12 17:15:24 评论数:
Kế hoạch phát triển ĐLT của Bộ Tài chính đặt ra mục tiêu trong giai đoạn 2011-2015: Có ít nhất 2.000 người được cấp chứng chỉ hành nghề ĐLT. Tối thiểu 3% số người nộp thuế là pháp nhân sử dụng dịch vụ ĐLT (tương đương 14.640); Tối thiểu 80% số DN hài lòng với chất lượng dịch vụ do ĐLT cung cấp.
DN chưa mặn mà
ĐLT là dịch vụ mới ở Việt Nam, được hình thành với mục đích đem lại nhiều lợi ích cho cả DN, người nộp thuế và các cơ quan Thuế. Sử dụng dịch vụ ĐLT, người nộp thuế và DN không phải lo lắng về thủ tục kê khai, nộp và hoàn thuế theo quy định của pháp luật, yên tâm tập trung cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Với cơ quan Thuế giảm tải được khối lượng công việc khi làm việc với những đơn vị chuyên nghiệp, am hiểu về thủ tục thuế.
Ở các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, có trên 93% số người nộp thuế thực hiện khai thuế qua ĐLT và số lượng thực tế nhân viên ĐLT ở Nhật Bản là 72.000 người. Còn tại Việt Nam, số lượng ĐLT trong cả nước vẫn còn rất ít cả về tổ chức và cá nhân có chứng chỉ hành nghề. Đến nay, cả nước có 2.321 người được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế; 222 ĐLT đăng ký hoạt động ở 30 tỉnh, thành phố.
“Đại lý đủ điều kiện hoạt động theo quy định, số lượng DN không nhỏ, còn nhiều hơn DN kinh doanh trong lĩnh vực kiểm toán độc lập, nhưng doanh thu về dịch vụ làm thủ tục về thuế đang rất manh nha”- Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn Thuế Việt Nam Nguyễn Thị Cúc thừa nhận.
Nguyên nhân là cơ sở pháp lý cho hoạt động ĐLT còn chậm ban hành, chưa rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn. Chính vì vậy, nhiều DN ngần ngại khi dùng dịch vụ của ĐLT, bởi vì họ chưa hiểu lợi ích từ dịch vụ này. Bên cạnh đó, cũng có khá nhiều DN còn xem nhẹ vai trò của ĐLT cũng như tư vấn thuế, do ý thức tuân thủ pháp luật của một bộ phận người nộp thuế chưa cao, tự ý vi phạm pháp luật để trốn thuế, tránh thuế nên không cần tư vấn thuế...
Trong khi đó, vẫn có không ít cán bộ thuế chưa hỗ trợ cho ĐLT bởi cho dù DN đã kê khai qua ĐLT nhưng cán bộ thuế vẫn liên lạc trực tiếp với DN khi cần trao đổi, cung cấp thông tin, dẫn tới DN không tin tưởng, ngại sử dụng dịch vụ của ĐLT.
“Mục tiêu hướng tới về số lượng ĐLT chỉ là một tiêu chí. Vấn đề đặt ra là DN có sử dụng dịch vụ ĐLT. Thời gian qua cho thấy, số DN sử dụng dịch vụ ĐLT còn rất thấp so với yêu cầu. Chúng ta có thể chế, có quyết tâm nhưng chưa lan tỏa tới cán bộ thuế các cấp, đó là nguyên nhân làm cho ĐLT chậm phát triển”- bà Nguyễn Thị Cúc đặt vấn đề.
Chính vì vậy, rất nhiều ĐLT mong muốn cơ quan Thuế thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm và phối hợp với ĐLT hướng dẫn chính sách thuế cho DN để thông qua đó DN biết được năng lực của ĐLT và tin cậy ĐLT trong việc ký kết hợp đồng thực hiện các dịch vụ kê khai thuế. Ngoài ra, thực hiện công khai danh sách ĐLT tại trụ sở cơ quan Thuế và giới thiệu ĐLT với DN có yêu cầu giải thể hoặc hợp đồng với ĐLT làm dịch vụ về thuế. Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế cũng nên cởi bỏ nút thắt trong quá trình thi cấp chứng chỉ hành nghề ĐLT. Tiến tới mở rộng đối tượng miễn thi là các cá nhân đã có chứng chỉ kiểm toán viên hành nghề Việt Nam do Bộ Tài chính cấp như đã thực hiện với người có giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Tài chính.
Phải thực sự vào cuộc
Theo Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền - Hỗ trợ NNT của Tổng cục Thuế Tào Thị Hoàng Anh, để tháo gỡ những bất cập hiện nay, Tổng cục Thuế đang gấp rút xây dựng Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 117/2012/TT-BTC về hoạt động ĐLT. Theo đó, đề xuất nhiều quy định thông thoáng như: Tăng số lượng kỳ thi lấy chứng chỉ thuế hàng năm, mở rộng đối tượng dự thi, thay đổi hình thức thi theo hướng thi trên internet…
Trong khi chờ Thông tư sửa đổi Thông tư 117/2012/TT-BTC, đầu tháng 6 này, Tổng cục Thuế đã có văn bản yêu cầu các cục Thuế tăng cường tuyên truyền về ĐLT, dịch vụ làm thủ tục về thuế cho DN nhất là đối tượng DN vừa và nhỏ, các cá nhân trên địa bàn quản lý thông qua các hình thức tuyên truyền đa dạng để DN thấy được lợi ích khi sử dụng dịch vụ về thuế thông qua ĐLT. Thực hiện công khai danh sách ĐLT, nhân viên ĐLT đủ điều kiện hoạt động trên địa bàn tại trụ sở cơ quan Thuế các cấp và trên trang thông tin điện tử của Cục Thuế.
Tổng cục Thuế yêu cầu cơ quan Thuế các địa phương tích cực hỗ trợ ĐLT trong quá trình hoạt động thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi khi đại diện của ĐLT giao dịch với cơ quan Thuế theo uỷ quyền của DN. Cơ quan Thuế các cấp phải có bộ phận tiếp nhận và xử lý nhanh các kiến nghị, phản ánh của ĐLT trong thực hiện chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế.
Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Cúc để dịch vụ ĐLT thực sự phát triển, thu hút DN thì công ty ĐLT, các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này phải vừa tinh thông nghiệp vụ thuế, hiểu rõ kế toán tài chính DN, kế toán thuế, phải cập nhật kiến thức vĩ mô cũng như chính sách thuế... Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đồng thời phải trau dồi phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, không thông đồng với người nộp thuế cũng như cán bộ thuế,... đảm bảo tính chính xác, trung thực, khách quan trong hành nghề.
Về phía cơ quan Thuế sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng các hoạt động của ĐLT thông qua việc tập hợp cơ sở dữ liệu, quản lý thông tin về đại lý thuế, nhân viên ĐLT để xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm theo quy định.