Xuyên tạc tình hình dân chủ,ẫnldquobổncũsoạnlạthứ hạng của defensa y justicia nhân quyền tại Việt Nam để chống phá chính quyền không phải là thủ đoạn mới. Thông qua các “kênh truyền thông lề trái”, nhiều luận điệu độc hại, sai trái đã được lan truyền. Đơn cử, hôm 22-12, Đài Á châu tự do (RFA) rêu rao bài viết “Nhân quyền Việt Nam 2023: tiếp tục tồi tệ từ năm 2018” với vô số thông tin không đúng sự thật như: “Có thể nói từ năm 2018, xu hướng nhân quyền ở Việt Nam đã đổi chiều đi xuống và cứ thế tệ dần”, “Nhà nước Việt Nam quyết tâm truy bắt những người bất đồng chính kiến ngay cả khi họ đã rời Việt Nam”, “năm 2023, Việt Nam tiếp tục đàn áp, bỏ tù những nhà hoạt động môi trường nổi bật”… Ở một diễn đàn khác, cái gọi là Tổ chức phóng viên không biên giới (RSF) lại công bố thông tin: “Việt Nam hiện có đến 36 nhà báo độc lập đang bị giam cầm, nằm trong top 10 quốc gia giam giữ nhà báo nhiều nhất trên thế giới”. Đi liền với những luận điệu xuyên tạc sự thật, phỉ báng chính quyền, bôi đen tình hình đất nước, giới “dân chủ” cũng ra sức tô vẽ về một “xứ sở thiên đường” bằng luận điệu: “Nhiều người biết là khi trốn thoát, rời khỏi chế độ độc tài để vượt biển, chết 50% và sống 50%, nhưng vẫn phải chấp nhận để đánh đổi mạng sống vì tương lai cho con cháu mình”…
Dân chủ, nhân quyền không phải là “sản phẩm riêng” của các nước tư bản, của chế độ đa nguyên, đa đảng và cũng không phải đến bây giờ mới có. Nó đã tồn tại từ lâu trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Ngược dòng thời gian, có thể thấy ngay từ thời kỳ đầu dựng nước cho đến giai đoạn phong kiến sau này, các bậc tiền nhân đã kết hợp tư tưởng “nhân trị” với “pháp trị”, giữa “trị quốc” và “an dân”. Đặc biệt, lòng khoan dung, nhân đạo đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc ta. Cùng với ý chí đấu tranh bất khuất trong chống ngoại xâm, chúng ta cũng luôn nhân ái, độ lượng, vị tha đối với những người lầm lỗi và thậm chí là đối với cả những kẻ xâm lược. Không cần “đao to, búa lớn”, những giá trị dân chủ, nhân quyền đã thấm đẫm vào đời sống văn hóa, chính trị, pháp lý của Việt Nam. Với tư tưởng giải phóng giai cấp, giải phóng con người, xây dựng một Nhà nước thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tập hợp, lãnh đạo quần chúng cả nước đứng lên đấu tranh chống thực dân xâm lược, giành lại nền hòa bình, độc lập cho dân tộc. Ngay sau khi thống nhất đất nước, Nhà nước ta đã nhanh chóng gia nhập Liên hợp quốc (năm 1977) và tham gia các điều ước quốc tế về quyền con người. Chỉ trong 3 năm (từ 1981-1983), Việt Nam đã gia nhập và phê chuẩn 7 điều ước quốc tế quan trọng về quyền con người do Liên hợp quốc thông qua, bao gồm cả 2 công ước cơ bản là Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR). Cùng với quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hệ thống pháp luật về quyền con người của nước ta cũng dần được hoàn thiện, hình thành hành lang pháp lý quan trọng để bảo đảm quyền con người.
Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm các quyền con người theo đúng quy định pháp luật. Tại Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 12-7-1992, Ban Bí thư Trung ương Đảng nêu rõ: “Quyền con người là thành quả của cuộc đấu tranh lâu dài qua các thời đại của nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới và cũng là thành quả của cuộc đấu tranh của loài người làm chủ thiên nhiên; qua đó, quyền con người trở thành giá trị chung của nhân loại”. Quyền con người luôn luôn gắn liền với lịch sử, truyền thống và phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, văn hóa của đất nước. Do vậy, không thể áp đặt hoặc sao chép máy móc các tiêu chuẩn, mô thức của nước này cho nước khác. Quyền con người phải gắn chặt với quyền dân tộc, không bao giờ tồn tại thứ “nhân quyền cao hơn chủ quyền”.
Những giá trị cơ bản và quan trọng nhất của con người là quyền được sống trong độc lập, tự do, quyền được tự quyết định vận mệnh của mình. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã xây dựng được một đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp, văn minh và hiện đại. Như Đại hội XIII của Đảng đánh giá: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Đây chính là nền tảng then chốt để các quyền con người được giữ vững và đi vào thực chất.
Những thành tựu của Việt Nam trong việc phát triển con người đã được bạn bè thế giới ghi nhận, đánh giá cao. Từ một đất nước nghèo nàn, lạc hậu, trình độ khoa học, kỹ thuật thấp, đến nay Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu thiên niên kỷ về xóa đói, giảm nghèo cũng như mục tiêu thiên niên kỷ về giáo dục. Đồng thời, Việt Nam cũng được bạn bè quốc tế tin tưởng bầu vào các tổ chức quốc tế quan trọng như Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc… Các hoạt động hợp tác song phương và đa phương của Việt Nam ngày càng được mở rộng. Trong năm 2023, Việt Nam đã đón tiếp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm và làm việc - một dấu ấn đối ngoại được cộng đồng quốc tế đánh giá tích cực. Việt Nam cũng trở thành điểm đến an toàn để bạn bè quốc tế đến học tập, làm việc cũng như vui chơi, giải trí.
Rõ ràng, nếu Việt Nam không có nhân quyền thì chắc chắn không bao giờ nhận được sự thiện chí đến như vậy của bạn bè quốc tế. Tình hình dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam đang ngày càng được củng cố, chỉ có những kẻ cố tình không nhận thấy là không thấy mà thôi !