当前位置:首页 > Thể thao

【kết quả bóng đá xứ wales】Soi kèo góc Tottenham vs Fulham, 20h30 ngày 1/12

thi truong chung khoan chuan bi gi cho hoi nhap wto

Ảnh minh họa.

Ngày 1-1-2012, thời điểm Việt Nam sẽ mở cửa lĩnh vực dịch vụ tài chính theo cam kết gia nhập WTO đang đến rất gần. Về lý thuyết, chỉ còn hơn 1 tháng nữa, tại Việt Nam có thể xuất hiện những CTCK, CTQLQ 100% vốn nước ngoài, những nhân tố cạnh tranh mới hứa hẹn sẽ góp phần thay đổi diện mạo thị trường chứng khoán (TTCK) từ năm 2012. Trong khi Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) đang tìm đối sách để đảm bảo cho TTCK hội nhập WTO thành công, thì các CTCK, CTQLQ đã chuẩn bị gì trước thềm tham gia toàn diện vào sân chơi WTO?

Ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, UBCK:

"Nguyên tắc tối thượng trong xây dựng giải pháp thực hiện cam kết hội nhập cho TTCK là phải đảm bảo tuyệt đối an ninh tiền tệ quốc gia, an toàn hệ thống"

Tuy ký kết Hiệp định gia nhập WTO năm 2007, nhưng Việt Nam đã có hàng chục năm đàm phán bắt đầu từ những năm 1997-1998. Ngay khi khởi động quá trình đàm phán và đi đến ký kết Hiệp định, có một thực tế là không ít lĩnh vực, điển hình như TTCK còn chưa hình thành.

Đến nay, TTCK Việt Nam đã ra đời và hoạt động được hơn 10 năm, song vẫn chưa bộc lộ hết những thuận lợi, khó khăn. Đặc biệt, tại thời điểm hiện tại, trước thềm hội nhập "100%", TTCK lại có những diễn biến không thuận, đặt ra không ít thách thức cho việc xây dựng đối sách thực hiện các cam kết hội nhập.

Ngoài thoả mãn luật chơi của WTO, một nguyên tắc tối thượng mà Bộ Tài chính, UBCK luôn tuân thủ trong quá trình xây dựng giải pháp thực hiện các cam kết hội nhập cho TTCK là phải đảm bảo tuyệt đối an ninh tiền tệ quốc gia, an toàn hệ thống và bảo vệ lợi ích của NĐT, các thành viên nội địa khác trên thị trường.

Với tư cách là những người trực tiếp chịu tác động của quá trình hội nhập, NĐT, các CTCK, công ty quản lý quỹ… hãy tích cực, chủ động hiến kế để cùng cơ quan quản lý hoàn chỉnh giải pháp thực hiện các cam kết hội nhập theo hướng chặt chẽ, hiệu quả.

Bộ Tài chính, UBCK đang phối hợp với các cơ quan hữu quan khẩn trương xây dựng giải pháp thực hiện các cam kết trong lĩnh vực chứng khoán mà Việt Nam đã ký kết, để trình Chính phủ phê duyệt, nhằm sớm triển khai sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

Tiến sĩ Alan T.Pham, Kinh tế trưởng VinaCapital Investment Management:

"Sức ép hội nhập sẽ khiến CTCK nội địa mạnh hơn"

Việc mở cửa thị trường tài chính Việt Nam cho CTCK, CTQLQ 100% vốn nước ngoài vào hoạt động là một hướng đi tốt trong quá trình hội nhập WTO. Với nhiều sự cạnh tranh đến từ đối thủ nước ngoài, các CTCK trong nước sẽ hoạt động hiệu quả hơn và sẽ có nhiều đổi mới hơn trong kinh doanh.

Trước những dự báo tích cực như vậy, UBCK đang có những bước cải cách TTCK: trong năm 2012 sẽ cho phép quỹ mở đi vào hoạt động, qua đó có thể thu hút nhiều NĐT mới; tăng giờ giao dịch; tái cấu trúc CTCK…; TTCK phái sinh sẽ được thiết lập sau khi có sự chuẩn bị kỹ càng, nên việc giao dịch các công cụ phái sinh sẽ được thực hiện hiệu quả hơn.

Việc thành lập thị trường phái sinh có thể thu hút rất nhiều NĐT, đặc biệt là NĐT nước ngoài, nhưng cần phải hết sức cẩn trọng để ngăn ngừa rủi ro.

Tiến trình CPH đang được làm nóng trở lại, mà tâm điểm là Chính phủ vừa chỉ đạo Vietnam Airlines CPH, đang thu hút sự quan tâm của NĐT. CTCK nước ngoài đang chờ đợi những thương vụ CPH các DNNN lớn diễn ra trong năm 2012, trùng với thời điểm CTCK 100% vốn nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam để cung cấp dịch vụ giao dịch cho khách hàng của họ khi tham gia IPO các DNNN.

Tuy TTCK hiện vẫn còn dấu hiệu đi xuống, nhưng nhiều khả năng, thị trường sẽ khởi sắc hơn vào năm 2012 nhờ vào những diễn biến tích cực hơn của tình hình kinh tế vĩ mô. Sự có mặt của các đối thủ cạnh tranh mới như CTCK, CTQLQ nước ngoài sẽ góp phần làm cho TTCK tích cực hơn.

Ông Trịnh Hoài Giang, Phó tổng giám đốc CTCK TP. HCM (HCM):

"Không nên quá lo ngại"

Dưới tác động của hội nhập WTO, cũng như kế hoạch tái cấu trúc CTCK mà UBCK đang triển khai, chắc chắn trong năm 2012, các CTCK sẽ đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Trong bối cảnh như vậy, ưu thế sẽ thuộc về những CTCK có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, năng lực tài chính và quản trị công ty tốt.

Kinh nghiệm của các TTCK tham gia sân chơi WTO sớm hơn Việt Nam như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia… cho thấy, nếu có sự hỗ trợ phù hợp của cơ quan quản lý, cũng như sự chuẩn bị kỹ lưỡng của các CTCK, thì CTCK nội địa vẫn có không ít lợi thế, đặc biệt là chăm sóc khách hàng nội địa trong cuộc cạnh tranh với CTCK ngoại.

Với việc tận dụng hiệu quả lợi thế của nhà cung cấp dịch vụ nội địa, các tập đoàn lớn của Nhật Bản như Daiwa, Nikko, Nomura… hiện không chỉ chiếm thế thượng phong tại thị trường nội địa mà còn có sức cạnh tranh lớn trong cung cấp dịch vụ tài chính, chứng khoán trên phạm vi toàn cầu. Hàn Quốc cũng làm được điều tương tự với các tên tuổi lớn như Woori, Samsung…

Tại Indonesia, 20 CTCK nước ngoài hầu hết chỉ cung cấp dịch vụ cho các NĐT nước ngoài mà gần như không thể cạnh tranh với các CTCK nội địa trong cung cấp dịch vụ cho NĐT trong nước.

Để chủ động hơn trong hội nhập, điều quan trọng lúc này là các CTCK cần chăm sóc khách hàng ruột tốt hơn, đặc biệt là khách hàng nội địa. Thực tế, do nét tương đồng về văn hoá, thói quen giao dịch, nên nếu chất lượng dịch vụ của các CTCK nội không quá chênh với CTCK ngoại, thì NĐT nội thường tìm đến CTCK nội để giao dịch. Đây là "vũ khí" các CTCK trong nước cần nắm chắc trong cuộc cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Tổng giám đốc CTCK Tân Việt (TVSI) :

"Trước mắt là không ngại, dài hạn là đáng mừng"

Quy mô TTCK Việt Nam hiện vẫn rất nhỏ bé so với thị trường ở các nước trên thế giới. Do vậy, khi chúng ta cam kết mở cửa hoàn toàn thì trước mắt, điều này không đáng lo ngại. Bởi thực tế, TTCK của chúng ta hiện nay còn non yếu, chưa có nhiều tiềm năng. Hơn nữa, hiện nay tại Việt Nam, đã có một vài CTCK có tỷ lệ NĐT nước ngoài góp vốn nhiều ,nhưng cũng hoạt động không hiệu quả.

Tuy nhiên, xét về dài hạn, việc mở cửa thị trường là điều đáng mừng. Bởi sự hiện diện và vai trò của NĐT nước ngoài, đặc biệt là các NĐT chuyên nghiệp, có tổ chức là yếu tố tích cực đối với sự phát triển của TTCK, góp phần giúp chuyên nghiệp hóa TTCK Việt Nam.

Ngoài ra, việc các tổ chức nước ngoài có mặt ở Việt Nam sẽ là một thách thức cho các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán trong nước, xét cả về nguồn vốn lẫn nguồn nhân lực bởi các CTCK trong nước hiện có quy mô vốn quá nhỏ so với các tập đoàn kinh doanh chứng khoán nước ngoài, chiến lược kinh doanh, khả năng quản trị… cũng yếu kém hơn.

Do vậy, yêu cầu đặt ra đối với các CTCK trong nước khi chính thức hội nhập là phải nâng cao năng lực tài chính, cũng như áp dụng các tiêu chuẩn quản trị công ty theo thông lệ quốc tế đổi mới chính mình.

Ông Nguyễn Thọ Phùng, Phó tổng giám đốc CTCK Ngân hàng Công thương - VietinbankSC (CTS):

"Hội nhập đặt ra thách thức với cả cơ quan quản lý"

Cá nhân tôi cho rằng, cánh cửa WTO mở hoàn toàn trong lĩnh vực chứng khoán sẽ tạo ra một luồng sinh khí mới cho TTCK Việt Nam. Khi các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán 100% vốn nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam, với kinh nghiệm và tiềm lực tài chính, họ sẽ giúp TTCK Việt Nam phát triển hơn.

Bản thân các nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam sẽ được cung cấp các dịch vụ tối ưu hơn, công nghệ tiên tiến hơn… Chính điều này sẽ tạo động lực cho cơ quan quản lý trong việc đưa ra các sản phẩm, các công cụ mới hấp dẫn hơn. Đối với các CTCK trong nước, do sức ép cạnh tranh ngày càng lớn, sẽ phải thay đổi về mọi mặt mới tồn tại và có chỗ đứng.

Tuy nhiên, TTCK hiện vẫn rất non yếu nên khả năng các tổ chức nước ngoài sẽ thâu tóm thị trường vẫn còn tiềm ẩn, điều này đặt ra trách nhiệm bảo vệ CTCK nội địa và giám sát thị trường rất lớn đối với cơ quan quản lý.

Theo Báo Đầu tư

分享到: