Nhà đầu tư cần hết sức linh hoạt nhằm ứng phó với những yếu tố tốt,ứngkhoánđốimặtnguycơhụtcầutrongnăkết quả trận sunderland xấu đan xen trong năm 2017. Ảnh: N.Hiền. Năm 2016, nhờ đẩy mạnh niêm yết trên sàn giao dịch chính thức, vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng 30% so với cuối năm 2015 và bằng 42% GDP. Tuy nhiên, so với vốn hóa bình quân 88,6%/GDP của 4 nước Đông Nam Á gồm: Malaysia (121%), Thailand (103%), Philippines (82,5%) và Indonesia (48%), thì mức vốn hóa thị trường Việt Nam hiện tại vẫn còn khá khiêm tốn. Theo đánh giá của Công ty chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC), mục tiêu vốn hóa 80%/GDP vào năm 2020 (khoảng 200 tỷ USD) của Việt Nam là khá tham vọng nhưng không hẳn là quá xa. Bởi các công ty nhà nước đang đẩy mạnh cổ phần hóa và theo quy định sẽ phải niêm yết trong 1 năm kể từ khi cổ phần hóa. Ngoài ra, hiện còn tới 777 công ty đại chúng chưa niêm yết hay đăng ký giao dịch, cùng với đó là hoạt động niêm yết của khối doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, bên cạnh việc thị trường có thêm nhiều hàng hóa có chất lượng tốt hơn thì cũng cần thiết một khối lượng tiền đối ứng để hấp thụ hết khối lượng hàng hóa trong các đợt bán vốn nhà nước lớn trong thời gian tới. Đây là một thách thức không hề nhỏ. Theo BSC có thể trong ngắn hạn dòng tiền không tăng trưởng kịp cùng với tốc độ thoái vốn và niêm yết mới, dẫn đến hụt cầu trong 1 giai đoạn với thị trường chứng khoán niêm yết. Một báo cáo của Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS) cũng đưa ra nhận định rằng việc các “ông lớn” đồng loạt lên sàn khiến thị trường chịu áp lực hấp thụ lượng hàng không nhỏ. Điều này khiến dòng tiền bị phân tán, gây áp lực lên các cổ phiếu đã niêm yết trước. Đồng thời, những biến động mạnh của các cổ phiếu trong giai đoạn đầu niêm yết cũng tiềm ẩn nguy cơ tạo nên biến động khó lường đối với chỉ số chung. Trong khi đó, lượng tiền gia nhập thêm vào thị trường vẫn là vấn đề bỏ ngỏ khi rủi ro từ tỷ giá và lãi suất tạo nên tâm lý e ngại cho nhà đầu tư. Đối với khối ngoại, tính đến tháng 12-2016, 2 quỹ ETF lớn trên thị trường rút ròng tương ứng 71,01 triệu USD đối với Db-x trackers FTSE Vietnam, và 78,53 triệu USD đối với VanEck Vectors Vietnam. Giới phân tích đánh giá, trong năm 2017, áp lực từ khả năng tăng lãi suất của Fed khiến dòng vốn ngoại rút khỏi những thị trường biên sẽ tiếp tục là xu hướng chủ đạo. Điều này dẫn tới thách thức về việc thị trường cũng sẽ thiếu hụt dòng tiền đến từ khối ngoại trong ngắn hạn, từ đó cần phải đáp ứng một dòng tiền mới thay thế để đảm bảo thanh khoản thị trường được duy trì ổn định hơn. Trong khi đó nếu dòng tiền trong nước không đủ dồi dào và mặt bằng chi phí thấp thì có thể dẫn đến hụt cầu trên thị trường chứng khoán, đặc biệt nếu dòng tiền nóng của Pnote (chứng chỉ tham gia đầu tư) rút mạnh. Đáng chú ý, đi kèm với quyết định nâng lãi suất trong năm 2016, Fed cũng đã công bố kế hoạch nâng lãi suất 3 lần vào năm 2017 sắp tới, mỗi lần tăng 0,25%, và dự báo đến năm 2018, lãi suất Liên bang Mỹ có thể sẽ ở mức 2,125 %. Lộ trình này nếu thực hiện có thể sẽ tiếp tục làm hạn chế lượng vốn đầu tư nước ngoài lên các thị trường biên hoặc chỉ phần nào kích thích được dòng tiền trong ngắn hạn sau những thời điểm công bố thông tin của Fed. Trong khi đó, VCBS dự báo, các yếu tố bất ổn nhiều khả năng buộc các ngân hàng trung ương (ngoài FED) duy trì biện pháp nới lỏng nhằm hỗ trợ nền kinh tế. Điều này mang tới kỳ vọng thị trường Việt Nam vẫn được hưởng lợi từ các dòng vốn từ nước ngoài trong đó chủ yếu là từ các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc… Tuy nhiên, bên cạnh đó thị trường cũng đứng trước nhiều rủi ro hệ thống khó lường nằm ngoài tầm kiểm soát và khó có thể dự báo chính xác. Nổi bật trong đó là chính sách của tân Tổng thống Mỹ cùng với những tác động từ cú sốc Brexit, đặc biệt là chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương châu Âu cũng như ngân hàng trung ương Anh và các nỗ lực đàm phán từ cả Anh và EU nhằm tạo ra các thỏa thuận song phương nhằm tránh những rủi ro phát sinh “Brexit cứng”. Ở một khía cạnh khác, Brexit cũng kéo theo rủi ro các quốc gia khác nối gót Anh tách khỏi khối thịnh vượng chung. Ngoài ra, rủi ro đồng CNY tiếp tục bị hạ giá, gây sức ép lên tỷ giá tiền đồng Việt Nam cũng là mối lo ngại lớn cho thị trường trong năm 2017. Trong bối cảnh các yếu tố tốt xấu đan xen, nhà đầu tư cần có sự ứng biến linh hoạt, theo dõi sát sao các nhóm ngành có khả năng tạo ra đột biến, khả năng tạo ra cơ hội cho nhà đầu tư. Theo đó, các chuyên gia lưu ý nhà đầu tư về các cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng các yếu tố cơ bản tốt, đặc biệt là các bluechips đầu ngành khi nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận mức P/E (hệ số giá trên thu nhập) cao, đặc biệt tại một số các nhóm ngành ưu tiên như vật liệu xây dựng, xây dựng, bán lẻ, xây dựng cơ sở hạ tầng… Bên cạnh đó là nhóm doanh nghiệp có các câu chuyện cá biệt thu hút được dòng tiền như mới niêm yết chính thức, chuyển sàn, M&A, thoái vốn nhà nước, nới room cho nhà đầu tư ngoại. Các chuyên gia cũng đánh giá cao nhóm doanh nghiệp được hưởng lợi từ xu hướng giá cả các loại mặt hàng nguyên-nhiên-vật liệu thay đổi và góp phần ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh cốt lõi; các doanh nghiệp có xu hướng phòng thủ tốt khi thị trường có các tín hiệu chuyển biến kém tích cực đặc biệt trong giai đoạn nửa cuối năm 2017 và các nhóm ngành bia, dịch vụ hàng không với khả năng được các quỹ đầu tư phân bổ tỷ trọng danh mục trong bối cảnh hàng loạt mã vốn hóa lớn mới niêm yết làm dịch chuyển cán cân các nhóm ngành có đóng góp lớn vào chỉ số chung. |