【soi kèo giải tây ban nha】Soi kèo góc Adelaide United vs Perth Glory FC, 15h35 ngày 29/11: Chủ nhà áp đảo

 人参与 | 时间:2025-01-17 01:42:49

Đối tượng bị ảnh hưởng dai dẳng nhất

Dịch Covid-19 tuy ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề,ườngmầmnonvẫncầntiếpvốntíndụngđểvượtkhósoi kèo giải tây ban nha lĩnh vực khác nhau, nhưng các trường mầm non có thể coi là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, bởi thời gian các cơ sở mầm non phải nghỉ hoạt động bởi dịch Covid-19 lâu nhất so với các sở kinh doanh, cũng như các cấp giáo dục khác. Đặc biệt, các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập với gánh nặng phải tự gồng gánh mọi chi phí hoạt động vẫn đang phải oằn mình trong khó khăn.

Trường mầm non vẫn cần tiếp vốn tín dụng để vượt khó
Các trường mầm non là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, giáo dục mầm non là cấp học có tỷ lệ cơ sở giáo dục ngoài công lập (tư thục, dân lập) nhiều nhất so với các cấp học khác. Tính đến cuối năm học 2020 - 2021, toàn quốc có 19.312 cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập (3.299 trường, 16.013 cơ sở độc lập), với hơn 90.500 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; huy động hơn 1,2 triệu trẻ em tham gia học. Tỷ lệ trường ngoài công lập và huy động trẻ em ngoài công lập chiếm gần 22,3% tổng số trường và trẻ em mầm non.

Các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập không có doanh thu trong thời gian dài do không có nguồn thu học phí, trong khi vẫn phải chi trả tiền thuê nhà, mặt bằng, hỗ trợ chi trả lương cho nhân viên trực trường, một phần lương cho giáo viên để ổn định cuộc sống và giữ chân khi mở cửa trở lại.

Bà Ngô Thị Minh - Thứ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo cho biết, trong giai đoạn học sinh mầm non không đến trường, các cơ sở mầm non vẫn phải duy trì tương tác với các em, bởi các trường mầm non vẫn tiếp tục phải phối hợp với gia đình để trẻ không bị bạo hành, trẻ được phát triển toàn diện, trẻ phải được chăm sóc đầy đủ… Riêng với giáo viên, các thầy cô giáo mầm non vẫn phải làm việc miệt mài không có lương trong suốt thời gian học sinh mầm non nghỉ học.

Cần kéo dài thêm các chính sách hỗ trợ

Theo kết quả rà soát của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khoảng 111.423 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương do cơ sở giáo dục tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy 95,2% cơ sở giáo dục mầm non tư thục không có doanh thu trong nhiều tháng (đa phần là 6 tháng trở lên), 81,6% cơ sở không trả được lương cho giáo viên. Theo đó, có 11.210 cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập thuộc đối tượng cần hỗ trợ tín dụng.

Ông Đỗ Chí Nghĩa - Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng cho biết, đội ngũ giáo viên mầm non hiện nay không phải dễ dàng có được, nhưng trong bối cảnh đời sống khó khăn mà họ phải bỏ nghề thì đó là điều rất đáng tiếc, không phải chỉ với thầy cô, mà cả với toàn xã hội.

Thời gian qua, các giải pháp hỗ trợ về tín dụng cho các cơ sở mầm non và giáo viên mầm non đã được đưa ra trong các chính sách chung, nằm trong các gói chính sách hỗ trợ kinh tế.

Nội dung của Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội cũng có phần đề cập đến các giải pháp hỗ trợ một số đối tượng, trong đó có các trường mầm non. Cụ thể, một trong những nội dung tại Nghị quyết 43 có quy định việc tăng hạn mức bảo lãnh Chính phủ đối với trái phiếu phát hành trong nước cho Ngân hàng Chính sách Xã hội tối đa 38,4 nghìn tỷ đồng để cho vay hỗ trợ giải quyết việc làm; học sinh, sinh viên; các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập… và một số đối tượng khác.

Ngoài ra, các trường mầm non ngoài công lập và giáo viên cũng là đối tượng thuộc đối tượng được hưởng chính sách theo gói tái cấp vốn 7.500 tỷ đồng theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 (Quyết định 23 sau đó được sửa đổi bổ sung tại Quyết định 33/2021/QĐ-TTg ngày 6/11/2021).

Theo Ngân hàng Chính sách xã hội, gói tái cấp vốn thực hiện theo Quyết định 23 đã giải ngân được khoảng 4.000 tỷ đồng, theo đó vẫn có khoảng 3.500 tỷ đồng nữa cho chính sách hỗ trợ người lao động ngừng việc chưa được giải ngân. Số tiền của gói tái cấp vốn trên tuy chưa giải ngân hết, nhưng theo Quyết định 23 thì thời hạn giải ngân chỉ kéo dài đến hết ngày 5/4/2022. Do vậy, việc cho phép kéo dài thêm thời gian hạn gói tái cấp vốn 7.500 tỷ đồng cũng là một trong những giải pháp có thể hỗ trợ thêm phần nào cho người sử dụng lao động là đối tượng các trường mầm non, cũng như các đối tượng người lao động giáo viên mầm non trong thời gian tới.

Tiếp tục khó khăn và chờ sự hỗ trợ nhiều hơn nữa

Hiện nay, các đơn vị và người lao động hoạt động trong lĩnh vực giáo dục mầm non ngoài công lập đã được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ chung của Chính phủ, nhưng tiếp tục đối mặt với khó khăn. Các trường đối mặt với nguy cơ thiếu giáo viên, cơ sở vật chất xuống cấp, không có kinh phí để duy trì hoạt động, sửa chữa, bổ sung trang thiết bị, vật tư y tế phòng, chống dịch, thậm chí bị giải thể... Điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục mầm non và kết quả phổ cập giáo dục cho trẻ em dưới 5 tuổi trong thời gian tới...

顶: 69496踩: 24656