【11bet.】Soi kèo góc Tottenham vs AS Roma, 3h00 ngày 29/11
作者:Cúp C1 来源:Thể thao 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-13 06:34:20 评论数:
Tăng vai trò của địa phương giúp doanh nghiệp tận dụng dư địa từ FTA | |
Vượt qua thách thức mới để tận dụng ưu đãi của các FTA | |
Cần đánh giá việc thực thi FTA để hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng phù hợp |
Doanh nghiệp cần nhiều hỗ trợ để tận dụng tốt cơ hội từ các FTA. Ảnh: H.Dịu |
Địa phương hỗ trợ doanh nghiệp
Theo Bộ Công Thương, kết quả xuất nhập khẩu trong thời gian qua là minh chứng cho thấy doanh nghiệp Việt Nam đã và đang tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do (FTA). Đơn cử, với Hiệp định Đối tác toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), sau 3 năm thực thi, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường trong khối tăng trưởng lên đến 75-100%. Với Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), nhiều sản phẩm chủ lực của Việt Nam đã xuất khẩu sang EU với mức tăng trưởng cao, đặc biệt là một số nhóm hàng như: Sắt thép (tăng trưởng 200%), cà phê (tăng trưởng 75,2%), hạt tiêu (tăng trưởng 55,8%).
Theo kết quả khảo sát doanh nghiệp và tổng hợp báo cáo về thực thi FTA của các địa phương năm 2021 mới đây của Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), năm 2021, với EVFTA, có khoảng 38/63 tỉnh, thành có hoạt động xuất nhập khẩu với các nước EU và khoảng 50% tỉnh, thành có hoạt động xuất nhập khẩu với các nước CPTPP.
Thực tế cho thấy, hiện nhiều địa phương đã đưa ra nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng FTA. Chẳng hạn, tại Hà Nội, vào giữa năm 2022, UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 163/KH-UBND về thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA) trên địa bàn thành phố. Theo đó, Thành phố sẽ tập trung xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành hàng, doanh nghiệp. TP Hà Nội cũng đã ban hành Kế hoạch số 162/KH-UBND, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành hàng, doanh nghiệp, tận dụng hiệu quả Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), với các giải pháp hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh các chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch tại các nước tham gia RCEP...
Tại TPHCM, UBND TPHCM cũng cho biết đã xây dựng và triển khai kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu; tổ chức khai thác, tận dụng cơ hội từ các FTA để tìm giải pháp phát triển thị trường; tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA đã có hiệu lực; đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nhập khẩu; đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu… Hay tại Sơn La, vào tháng 2/2022, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện các FTA mà Việt Nam là thành viên trên địa bàn tỉnh. Trong đó có các nhiệm vụ về tuyên truyền, phố biến thông tin; xây dựng, triển khai thực hiện pháp luật, thể chế; nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực…
Còn tại Thanh Hóa, theo UBND tỉnh, năm 2021, toàn tỉnh có 61 doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường các nước thành viên CPTPP, 52 doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường EVFTA, 5 doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường thành viên UKVFTA. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường thành viên CPTPP đạt 1,91 tỷ USD, sang thị trường EVFTA đạt 1,64 tỷ USD, sang thị trường UKVFTA đạt 0,33 tỷ USD…
Tập trung vào sản phẩm chiến lược
Dù vậy, VCCI nhận định, hoạt động đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu của nhiều tỉnh, thành hiện nay còn tập trung vào các thị trường truyền thống, chưa đẩy mạnh sang các thị trường mới có FTA trong CPTPP hay EVFTA. Có những địa phương dù kim ngạch xuất khẩu rất lớn, nhưng tỷ trọng các thị trường quan trọng trong CPTPP như Canada hay các nước EU còn tương đối khiêm tốn.
Cũng nhận xét về vấn đề này, ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho rằng, việc ban hành kế hoạch thực hiện của các địa phương ngày càng tích cực hơn, nhiều tỉnh thành đã đưa ra rất chi tiết đối với từng mặt hàng, từng lĩnh vực. Tuy nhiên, so với tiềm năng và dư địa vẫn còn nhiều như hiện nay, các địa phương vẫn chưa đi sâu vào hỗ trợ cụ thể những ngành nghề, doanh nghiệp cần tận dụng FTA hoặc là mặt hàng chiến lược để tăng trưởng xuất khẩu và tăng tỷ lệ tận dụng.
Từ những vấn đề nêu trên, các doanh nghiệp cho rằng, công tác hỗ trợ doanh nghiệp cần được thực hiện mạnh mẽ hơn nữa, đáp ứng sát hơn nhu cầu của doanh nghiệp. Hơn nữa, trong bối cảnh nguồn lực hỗ trợ có hạn thì các địa phương nên tập trung cho 1-2 mặt hàng chiến lược. Ông Ngô Chung Khanh lấy ví dụ, địa phương có thế mạnh về gạo như Long An thì nên tập trung phát triển gạo, Hải Phòng thì có thể là da giày… Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng kiến nghị các địa phương rà soát, tháo gỡ vướng mắc về thủ tục hành chính, tạo được một cơ chế kết nối phối hợp giữa các cơ quan từ Trung ương đến địa phương, giữa các cơ quan nhà nước với các hiệp hội doanh nghiệp.
Ông Phạm Ngọc Thạch, Phó trưởng Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): Hỗ trợ cần hiệu quả hơn Doanh nghiệp mong muốn các cơ quan nhà nước triển khai các công tác hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập một cách hiệu quả hơn, đáp ứng sát hơn với nhu cầu của doanh nghiệp. Chẳng hạn, doanh nghiệp rất cần tiếp cận thông tin về những lợi ích mà FTA mang lại, từ ưu đãi thuế quan theo từng mặt hàng cụ thể cho đến thị trường, cơ hội tiếp cận… Ngoài ra, các địa phương cần rà soát để tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Bởi các địa phương là cơ quan làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp, nên sẽ nắm bắt vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp trực tiếp thì mới tiến hành cắt giảm hiệu quả. Trong khi đó, theo kết quả điều tra năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021 của VCCI, gần 60% doanh nghiệp cho biết cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về quy định pháp luật trong các vấn đề liên quan đến hội nhập quốc tế. Tôi kỳ vọng việc thực thi chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các FTA của các địa phương (FTA Index) sẽ là một công cụ giúp các địa phương có được bước chuyển tốt hơn về mặt tư duy, trong việc quan tâm thúc đẩy hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập và tận dụng FTA trong thời gian tới. Bà Nguyễn Kiều Oanh, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội: Chưa tương xứng tiềm năng và lợi ích từ FTA Hiện nay, Hà Nội có khoảng 2.600 doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu và có khoảng 7.900 doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu từ các nước có ký kết FTA với Việt Nam. Tuy nhiên, số lượng này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của các doanh nghiệp cũng như lợi ích từ FTA. Hơn nữa, các hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Hà Nội vẫn tập trung vào các thị trường truyền thống, chưa thay đổi theo các thị trường mới là thành viên trong các FTA thế hệ mới. Ví dụ hàng may mặc cũng là một mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Hà Nội, nhưng các doanh nghiệp lại chưa chủ động được nguồn nguyên phụ liệu, nên vẫn đang phải cố gắng và thích nghi dần với các quy tắc về xuất xứ tại CPTPP hay EVFTA. Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng công ty May Hưng Yên (Hugaco): Tận dụng mọi cơ hội hỗ trợ Đối với ngành dệt may, tỷ lệ hưởng ưu đãi thuế quan liên quan đến xuất xứ còn hạn chế. Bởi hiện có đến 45% nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, trong khi trong số các nước đã thực thi CPTPP thì chúng ta hầu như đã có hiệp định song phương hoặc đa phương trước đó như Nhật Bản, New Zealand... thậm chí điều kiện để hưởng thuế suất còn 0% giữa Việt Nam với Nhật Bản còn dễ hơn so với CPTPP. Do đó, các doanh nghiệp và cơ quan quản lý, địa phương cần tận dụng mọi khả năng để đáp ứng, áp dụng được những ưu đãi từ FTA. Chẳng hạn, các doanh nghiệp dệt may muốn phát triển nhà máy dệt nhuộm trong nước để tăng khả năng đáp ứng quy tắc xuất xứ, nhưng trong 10 năm trở lại đây, gần như địa phương nào cũng từ chối các dự án đầu tư về dệt nhuộm do lo ngại ảnh hưởng tới môi trường. Tuy nhiên, hiện các doanh nghiệp đếu đã hướng đến tiêu chuẩn xanh, doanh nghiệp xanh nên các địa phương cần thay đổi để tạo điều kiện cho doanh nghiệp. Minh Chi (ghi) |