Đánh giá về Đại hội XII của Đảng,ĐạisứCubaĐạihộiXIIđnhdấuchuyểntiếpquantrọngcủaViệnhan dinh bong da c1 Đại sứ Carlos Alzugaray, nhà ngoại giao và nghiên cứu quan hệ quốc tế kỳ cựu của Cuba cho rằng, Đại hội sẽ đánh dấu bước chuyển tiếp quan trọng của xã hội Việt Nam thành một xã hội hiện đại, thịnh vượng nhưng đồng thời cũng bền vững và đồng đều.
Toàn cảnh Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.
Ông Alzugaray nói: “Trong những văn kiện chính thức của Đại hội mà tôi có dịp tham khảo, tôi nhận thấy tinh thần muốn tiến hành những thay đổi theo hướng cân bằng xã hội trong một bối cảnh quốc tế khó khăn, vì rõ ràng tất cả chúng ta vẫn đang chịu tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nhưng Việt Nam có một lợi thế là kinh nghiệm mà các thế hệ lãnh đạo Đảng đã tích lũy được qua nhiều giai đoạn đấu tranh khác nhau.
Có một bài học rất đáng quý từ Việt Nam là trong hạt nhân của sinh hoạt Đảng, luôn có tranh luận dân chủ về những lựa chọn khác nhau và các lãnh đạo Đảng đối thoại với nhân dân về việc thực thi những tư tưởng của Đảng. Tôi ấn tượng với cách thức Việt Nam đã thể chế hóa mô hình ra quyết sách dân chủ trong Đảng, nói cách khác là liên tục tạo ra sự cởi mở trong nội bộ Đảng và trong nội bộ xã hội. Tôi cho rằng đây là một yếu tố rất đáng chú ý tại Đại hội lần này.
Và tất nhiên, Đại hội sẽ đưa ra những giải pháp cho vấn đề chuyển giao thế hệ lãnh đạo. Công tác lãnh đạo tại Việt Nam có đặc điểm là sự chuyển giao giữa những thế hệ lãnh đạo có trải nghiệm thực tiễn rất khác nhau.
Theo quy luật tự nhiên, những người anh hùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ sẽ dần nhường bước cho những lãnh đạo thuộc thế hệ sau và tôi nhận thấy trong hàng ngũ lãnh đạo Việt Nam hiện nay có cả sự tích lũy kinh nghiệm từ quá khứ lẫn những nhận thức về việc áp dụng một cơ chế phù hợp để tạo ra sự cân bằng giữa các quy luật của thị trường và kế hoạch hóa tập trung, đồng thời xây dựng một xã hội cân bằng”.
Theo ông Alzugaray, thành tựu quan trọng nhất của quá trình Đổi mới là Việt Nam đã vượt qua được những tổn thất to lớn phải gánh chịu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và đưa ra một mô hình kinh tế hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của Việt Nam, giúp Đảng và nhân dân Việt Nam phát huy được sức mạnh sản xuất của một đất nước từng trải qua nhiều cuộc đấu tranh và đã phải hy sinh rất nhiều cho độc lập, thống nhất, và thời điểm đó đang đứng trước nhiệm vụ đổi mới.
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội với bất cứ quốc gia nào luôn là một tiến trình gian khó và phức tạp, vì chúng ta đang phải tự vạch ra một con đường mới, trong đó đôi khi phải vượt qua những suy nghĩ đôi khi giáo điều, như về sở hữu nhà nước hay các các thành phần kinh tế nhỏ. Tôi cho rằng Việt Nam đã cho một tham chiếu tốt về khả năng cắt ngắn giai đoạn phát triển. Những thành tựu của Đổi mới là rất rõ ràng, và giờ đây đất nước của các bạn có tiếng nói rất được tôn trọng tại khu vực và là một đối tác kinh tế quan trọng.
Tất nhiên, tất cả những quá trình cải cách như thế này bao giờ cũng có thách thức, vì chắc chắn nó tác động tới những bộ phận nhất định trong xã hội. Nhưng điều quan trọng nhất là chế độ xã hội chủ nghĩa phải trở nên thịnh vượng, bền vững và đồng thời phải đồng đều, như nguyên tắc mà Marx đã chỉ ra: “Làm theo năng lực, hưởng theo công việc”.
Theo Vietnam+