Năm 2023,ệpthứcănchănnuôitrongbốicảnhgiánguyênliệubiếnđộngkhôngngừtỉ số malmo Việt Nam chi khoảng 6,8 tỷ USD nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi Mỹ đang mất dần vị thế dẫn đầu trên thị trường nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thế giới |
Nguồn nhập khẩu chủ yếu là từ các nước châu Mỹ nên thời gian vận chuyển kéo dài, chi phí vận chuyển cao. Do phụ thuộc đến 65 - 70% vào nguồn nguyên liệu nước ngoài nên giá thành sản xuất và giá bánthức ăn chăn nuôi (TĂCN) trong nước dễ bị tổn thương.
Nhiều chuyên gia cho rằng đã đến lúc Việt Nam cần có một chiến lược bài bản và căn cơ để phát triển nguồn nguyên liệu thức ăn trong nước. Một trong các giải pháp quan trọng là phát triển các loại cây trồng ứng dụng công nghệ sinh học làm nguyên liệu TĂCN có năng suất và sản lượng cao nhằm bổ sung thêm nguồn cung từ trong nước, giảm nhập khẩu. Trong khi đó, ngô vốn là mặt hàng có tỷ trọng cao nhất trong nhóm mặt hàng nguyên liệu nông sản nhập khẩu của Việt Nam. Cho nên, việc đưa các giống ngô biến đổi gen (GMO) năng suất cao, khả năng chống chịu tốt hơn, đồng thời mở rộng diện tích canh tác ngô sẽ là các giải pháp cơ bản để gia tăng sản lượng ngô sản xuất trong nước.
Giá "ngô nhà" cao gấp hai "ngô ngoại"
Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), năm 2023, nước ta đã nhập 9,76 triệu tấn ngô, tăng 1,6% so với năm trước. Xét về giá trị, mặt hàng này chiếm tới 57,7% tổng nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu về Việt Nam trong năm ngoái.
Nhập khẩu ngô của Việt Nam hàng năm |
Brazil và Argentina là hai thị trường cung cấp ngô chủ đạo cho nước ta, chiếm tới 76,6% tổng lượng nhập khẩu ngô. Đây cũng là những nước có thế mạnh về việc áp dụng giống ngô GMO với chất lượng thuộc top đầu thế giới. Bên cạnh đó, nhờ có ưu thế về quy mô sản xuất lớn, các quốc gia Nam Mỹ này liên tục mở rộng vụ thu hoạch qua các năm. Nguồn cung dồi dào đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ngũ cốc, đồng thời giúp giá nông sản từ khu vực Nam Mỹ trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế.
Trong khi đó, ngành chăn nuôi lợn Việt Nam cũng nằm top đầu thế giới nhưng lại bị ảnh hưởng lớn từ sự biến động của giá TĂCN do các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi bị phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của nước ta vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), năng suất ngô trung bình 5 niên vụ gần đây của Việt Nam chỉ đạt 4,9 tấn/ha, thấp hơn đáng kể so với mức năng suất 7,3 tấn/ha của Argentina hay mức 5,4 tấn/ha của Brazil. Ngoài ra, thu nhập từ ngô thấp hơn các loại nông sản khác, nên nông dân Việt Nam không mặn mà với việc trồng ngô, khiến diện tích canh tác liên tục sụt giảm trong nhiều năm qua.
Điều này dẫn tới thực tế là các doanh nghiệp chăn nuôi Việt Nam phải thu mua, tận dụng nguồn cung nhập khẩu giá rẻ, có chất lượng cao, thay vì lựa chọn ngô "nhà” có chi phí cao hơn gần gấp đôi.
Trung Quốc đã tìm ra hướng đi giảm phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu
Tự chủ nguồn cung nguyên liệu cũng không phải là bài toán của riêng Việt Nam mà còn là mục tiêu phát triển của các quốc gia nhập khẩu lớn trong bối cảnh thị trường nông sản liên tục bị tác động bởi căng thẳng địa chính trị, gián đoạn dòng chảy thương mại, thời tiết thất thường những năm gần đây.
Một ví dụ điển hình có thể kể đến là Trung Quốc, quốc gia tỷ dân này đã áp dụng thành công các chính sách đẩy mạnh sản xuất ngũ cốc, giúp đảm bảo an ninh lương thực nội địa. Tính riêng ngô, năm 2023, nước này đã ghi nhận vụ thu hoạch kỷ lục với sản lượng tăng 4% so với năm 2022. Để đạt mục tiêu trên, một trụ cột mới trong chiến lược của Trung Quốc là tăng tốc nâng cấp ngành công nghiệp hạt giống, nhằm cải thiện năng suất cây trồng. Song song với đó, một loạt các biện pháp đồng bộ như tăng trợ cấp hỗ trợ nông nghiệp, bảo vệ sản xuất trước thời tiết bất lợi... cũng được triển khai nhằm khuyến khích nông dân trồng nhiều ngũ cốc hơn.
Năm ngoái, lần đầu tiên, Trung Quốc phê duyệt trồng ngô biến đổi gen cho vụ mùa 2023. Măc dù ước tính diện tích ngô biến đổi gen sẽ chỉ chiếm ít hơn 1% tổng diện tích trồng ngô, nhưng bước đột phá này của Trung Quốc được đánh giá là linh hoạt phù hợp trong bối cảnh xung đột địa chính trị kéo dài, nguy cơ gián đoạn vận chuyển hàng hóa. Đồng thời, Trung Quốc cũng chọn đây là phương án để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, tránh phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài.
Tại nước ta, vào cuối năm 2023, chính phủ cũng vừa phê duyệt đề án với mục tiêu tăng cường hơn nữa năng lực sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước, giảm tỷ trọng nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, thực tế chúng ta vẫn còn vướng mắc một số thách thức trong ngắn hạn. Trong đó, khâu giống vẫn là điều đáng ngại nhất khi Việt Nam chưa chủ động được nguồn giống, nhất là các giống năng suất, chất lượng cao. Hạt ngô giống còn phụ thuộc đáng kể vào nguồn cung nước ngoài nên thường có giá thành cao. Trong khi đó, nông dân Việt còn có phần e ngại về tác hại của dòng ngô biến đổi gen, do vậy chưa đẩy mạnh gieo trồng giống ngô này.
Diện tích gieo trồng và sản lượng ngô của Việt Nam |
Mặt khác, kỹ thuật canh tác hiện nay nhìn chung đã có những tiến bộ, tuy nhiên hiệu quả đầu tư còn thấp và sản xuất chưa đồng bộ. Việc trồng ngô chỉ mang tính nhỏ lẻ, đặc biệt là các vùng miền núi, việc cơ giới hóa còn gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó, những hỗ trợ về giống, khoa học kỹ thuật để mở rộng diện tích trồng ngô gần như chưa có.
Giải pháp nào cho doanh nghiệp Việt?
Trải qua chu kỳ “siêu tăng giá” hàng hóa sau đại dịch Covid-19, mất mùa ở các nước sản xuất lớn và căng thẳng chính trị Nga-Ukraine, mới đây là xung đột tại Gaza và Biển Đỏ khiến chuỗi cung ứng có nguy cơ bị gián đoạn, ngành chăn nuôi nước ta càng bộc lộ những yếu điểm do phụ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Do đó, năm 2024, các biện pháp quản lý rủi ro nguồn cung nguyên liệu sẽ càng được các doanh nghiệp ưu tiên hơn.
Hiện nay, một số doanh nghiệp cũng tính tới việc cân đối tỷ lệ pha trộn một cách tối ưu, cũng như sử dụng các loại nông sản thay thế như sắn, tấm,...như là giải pháp ngắn hạn giúp giảm tỷ trọng nhập khẩu nguyên liệu đầu vào. Cùng với đó, việc đa dang hóa danh sách các nhà cung cấp, chuyển hướng mua hàng từ các quốc gia gần hơn như Ấn Độ, Lào và Thái Lan, cũng sẽ hạn chế những ảnh hưởng bởi sự gián đoạn trong hoạt động vận tải quốc tế, đặc biệt là trong năm vừa qua.
MXV cho rằng trong bối cảnh như hiện nay các doanh nghiệp chăn nuôi cần đặc biệt theo dõi sát diễn biến giá nguyên liệu trên thị trường thế giới, tận dụng nghiệp vụ bảo hiểm rủi ro (Hedging) nhằm nhận diện nguy cơ tăng giá để có chiến lược kịp thời và giảm tác động tiêu cực từ các yếu tố khách quan bên ngoài.
Diễn biến giá ngô trong 3 năm qua |
Về dài hạn, nước ta cần có chiến lược tổng thể, bài bản để phát triển bền vững vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, trong đó đáng chú ý là xây dựng chuỗi giá trị ngô. Và điều quan trọng nhất là cần thiết phải có sự hợp tác chặt chẽ và tham gia quyết liệt của toàn chuỗi từ cơ quan chức năng, doanh nghiệp, tổ chức, các nhà khoa học và người sản xuất.
Bài học từ Trung Quốc về áp dụng trồng ngô GMO cũng là gợi ý tốt cho Việt Nam trong việc gia tăng sản lượng và giảm thiểu tình trạng nhập siêu ngô tăng liên tục trong những năm gần đây. Đồng thời, đây là giải pháp hay giúp ngô Việt cạnh tranh được với ngô Nam Mỹ cả về giá và chất lượng.