Ngành giáo dục đã ban hành Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT về thi giáo viên giỏi các cấp. Sau kỳ thi gồm 2 vòng trình bày giải pháp và thực hiện một tiết dạy,áoviêngiỏiphảidohọcsinhđánhgiátây ban nha vs brazil giáo viên nào đạt thì được công nhận giáo viên dạy giỏi các cấp (cấp trường, huyện, tỉnh).
Theo tôi, việc đó là hoàn toàn không phù hợp. Không thể có việc một giáo viên dự thi giáo viên giỏi, sau khi đạt danh hiệu giáo viên giỏi thông qua tiết dự thi, đa phần là “diễn”, lại được tôn vinh giáo viên giỏi rồi mặc định là giáo viên giỏi, giáo viên giỏi suốt đời.
Chính vì được gắn mác danh hiệu giáo viên giỏi, một số giáo viên không cần phấn đấu, tự mãn và nhiều giáo viên giỏi lại là những người dạy học sinh không hiểu bài, dạy đối phó.
Theo người viết, nên chấm dứt hội thi giáo viên giỏi, công nhận giáo viên giỏi thông qua 1 tiết dạy.
Thực tế, học sinh không quan tâm giáo viên dạy mình có danh hiệu giáo viên giỏi hay không mà chỉ cần được dạy bởi giáo viên có tâm trong sáng, có tinh thần trách nhiệm, dạy và yêu thương học sinh hết mình.
Giáo viên cũng không mong đồng nghiệp khoe danh hiệu này hay danh hiệu khác, chỉ cần đồng nghiệp có tinh thần trách nhiệm, giúp nhau cùng tiến bộ.
Nhiều giáo viên cũng không vui khi có thêm danh hiệu giáo viên giỏi bởi họ cần được chia sẻ, quan tâm, giải tỏa áp lực trong công việc và cải thiện thu nhập hơn là các danh hiệu giáo viên giỏi.
Việc đánh giá giáo viên giỏi thật sự không chỉ thông qua một cuộc thi, một tiết dạy mà phải là cả một quá trình rèn luyện và phấn đấu, phải có ý kiến của học sinh, đồng nghiệp và phụ huynh.
Chính sự nhầm lẫn trong việc trao danh hiệu giáo viên giỏi đã để lại rất nhiều hệ lụy trong việc chạy đua các danh hiệu.
Hiện nay, gần như ở các trường phổ thông, giáo viên nào cũng "bỏ túi" vài tấm giấy chứng nhận giáo viên giỏi nhưng chất lượng giảng dạy thật sự trên lớp chưa được như mong muốn.
Người viết cho rằng đã đến lúc cần nghiêm túc, xem xét việc bỏ danh hiệu giáo viên giỏi thông qua 1 tiết dạy, nếu có danh hiệu giáo viên giỏi nên để học sinh, phụ huynh đánh giá, suy tôn.
Thái Khoa
(Quan điểm trong bài là quan điểm riêng của tác giả, không phản ánh quan điểm của tòa soạn).