Ngày 16/9 tại Hà Nội,ệtNamnỗlựcbảovệtầngôkèo thẻ vàng Bộ TN&MT đã tổ chức lễ kỷ niệm ngày quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn năm 2019. Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành cho biết, trong nhiều năm qua, cộng đồng quốc tế đã chung tay nỗ lực bảo vệ tầng ô-dôn, kiểm soát và loại bỏ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu. Sau 32 năm thực hiện Nghị định thư Montreal đã loại bỏ 99% các chất làm suy giảm tầng ô-dôn có trong tủ lạnh, điều hòa và nhiều sản phẩm khác.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành phát biểu tại Lễ kỷ niệm ngày quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn năm 2019. Ảnh: Hoàng Minh |
Theo Thứ trưởng Lê Công Thành, Việt Nam là một trong những nước đang phát triển và chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu, theo đó Việt Nam đã và đang thể hiện nỗ lực cao trong các hoạt động bảo vệ tầng ô-dôn, góp phần giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu nhằm thực hiện mục tiêu của Nghị định thư Montreal và Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.
Cũng theo ông Thành, ngày 4/9/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 64/NQ-CP chính thức phê duyệt bản sửa đổi, bổ sung Kigali thuộc Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn. Theo đó, trong thời gian tới, Bộ TN&MT sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan liên quan, các tổ chức quốc tế để triển khai thực hiện Bản sửa đổi, bổ sung Kigali đã được phê duyệt.
Đông đảo đại biểu và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi trường tham dự lễ kỷ niệm. Ảnh: Hoàng Minh |
Cũng trong khuôn khổ lễ kỷ niệm, Bộ TN&MT đã khởi động Dự án Kế hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC của Việt Nam giai đoạn II (HPMP II). Kế hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC giai đoạn II được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2018 - 2023, nhằm loại trừ 35% mức tiêu thụ cơ sở các chất HCFC. Dự kiến hơn 80 doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ chuyển đổi công nghệ nhằm đạt mục tiêu loại trừ tiêu thụ 1.000 tấn HCFC-22 và loại trừ hoàn toàn HCFC-141b trộn sẵn trong polyol trong sản xuất xốp cách nhiệt.
Dự án đi vào hoạt động sẽ giúp các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường năng lực về quản lý, loại trừ các chất HCFC; nâng cao nhận thức của các ngành, người dân và các bên liên quan về loại trừ các chất HCFC ở Việt Nam. Đây cũng là cơ sở để Việt Nam hoàn thành đề xuất Dự án giai đoạn III từ 2023 - 2030, trình Quỹ Đa phương xem xét tài trợ cho việc loại trừ hoàn toàn tiêu thụ các chất HCFC theo đúng lộ trình./.
Tuấn Bách