Vướng về đất đaiTại diễn đàn do Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức ngày 14/10,ôngdânmongmuốnđượctháogỡvềđấtđaivàvốsố liệu thống kê về rio ave gặp sporting vấn đề thiếu đất mở rộng sản xuất nông nghiệp được các nông dân chia sẻ. Là một trong những hợp tác xã (HTX) tham gia làm sản phẩm chế biến thực phẩm, ông Nguyễn Ngọc Hải - Giám đốc Hợp tác xã Bình Minh (tỉnh Bắc Giang) cho biết, HTX gặp vướng khi đất chăn nuôi có nhưng đất cho chế biến còn rất khó khăn. Trong đó, quy mô các HTX chỉ cần 500 - 1.000 m2 nhưng cũng không có đất để làm. Nếu như hiện nay, HTX xây dựng khu chế biến trong khu đất thổ cư sẽ không thể vay vốn chăn nuôi và chế biến.
Nông dân Nguyễn Cường nuôi tôm ở huyện Diễn Châu (tỉnh Nghệ An) cho biết, nhiều nông dân đang bị vướng vào các bất cập trong vấn đề đất đai như thời gian cho thuê. Ví dụ, gia đình ông Cường, thuê đất 20 năm để nuôi tôm thì làm sao ông dám đầu tư lâu dài. Hết hạn thuê đất mà ông vẫn chưa làm được thủ tục gia hạn cho thuê đất. Đây là tình trạng không chỉ gia đình ông mà còn của nhiều nông dân sản xuất quy mô lớn. Ông Cường mong muốn Hội Nông dân, ngành Nông nghiệp và địa phương quan tâm, tháo gỡ cho nông dân.
Lắng nghe ý kiến của các nông dân, trước vấn đề đất đai, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết, Luật Đất đai 2024 đã đưa vào thuật ngữ mới, đó là đất đa mục đích. Có nghĩa là đất nông nghiệp có thể nuôi thuỷ sản, có thể chăn nuôi hay làm du lịch. Có lẽ ở địa phương đang lúng túng chưa tiếp cận được. “Thuật ngữ đất đa mục đích sẽ cởi trói được vấn đề vướng mắc lâu nay trong quá trình chuyển đổi đất đai, từ vùng nuôi cá chình ở Cà Mau cho tới nuôi cá lóc ở Quảng Bình”- Bộ trưởng Lê Minh Hoan thông tin. Mong muốn sớm tiếp cận vốn để khôi phục sản xuấtKhông chỉ khó khăn về đất đai, nông dân còn gặp khó khăn về vốn sản xuất, nhiều hợp tác xã cũng kiến nghị với các bộ, ngành tiếp tục tìm nguồn vốn và hỗ trợ cho nông dân vay; khoanh nợ, giãn nợ, hoãn trả đối với những khoản vay đã bị cơn bão làm thiệt hại; cho vay khoản vay mới với lãi suất ưu đãi nhất để bà con đầu tư xây dựng lại cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất.
Nông dân Nguyễn Sỹ Bính, Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản Phất Cờ (tỉnh Quảng Ninh) cũng cho hay: "Cơn bão số 3 vừa qua đã cướp đi tất cả, ước tính mỗi thành viên hợp tác xã thiệt hại 5-6 tỷ đồng, tất cả chỉ còn đống đổ nát, hỗn độn. Để khôi phục lại sản xuất chúng tôi cũng như nhiều bà con khác đang gặp rất nhiều khó khăn". Vì vậy, đề nghị Nhà nước, các sở ngành, đặc biệt là Hội Nông dân Việt Nam tham gia thống kê thiệt hại và chi trả hỗ trợ thiệt hại sau bão (nếu có). Đồng thời, Bộ NN&PTNT có tiếng nói giúp nông dân sớm được khoanh nợ, giãn nợ, hoãn trả lãi đối với các khoản vay đầu tư đã bị thiệt hại... Về nguồn vốn, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho hay, sau bão số 3, Ngân hàng Nhà nước đã vào cuộc rất nhanh, rất sớm, chỉ đạo các ngân hàng thương mại cùng vào cuộc giúp bà con tháo gỡ khó khăn, tái thiết lại sản xuất và cuộc sống. Thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục có cuộc họp với đại diện Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng để bàn bạc làm sao vốn sớm đến tay bà con chịu ảnh hưởng của bão số 3./.
|