Kinh tế Trung Quốc và thế giới có thể bị tổn thất nặng do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. |
Dịch virus corona ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế thế giới?ơkinhtếthếgiớilâmnguydodịkết quả cúp quốc gia đức hôm nay | |
WHO: Thế giới đối mặt nguy cơ thiếu thiết bị bảo hộ y tế vì corona | |
Chủng mới của virus corona "tấn công" tới kinh tế Việt Nam như thế nào? | |
Kinh tế Việt Nam khấp khởi với các FTA thế hệ mới |
Cho đến nay, các nước trên thế giới đang chứng kiến tác động của dịch bệnh: Các sòng bạc tại Macau (Trung Quốc) phải đóng cửa; các hãng hàng không trên thế giới hủy 25.000 chuyến bay qua lại với Trung Quốc; Tập đoàn hàng không dân dụng Hong Kong Cathay Pacific phải cho 27.000 nhân viên nghỉ việc trong ba tuần; Hãng xe Hyundai tạm đóng cửa tất cả các nhà máy tại Hàn Quốc trong một tuần vì thiếu phụ tùng sản xuất tại Trung Quốc đưa sang; Từ tập đoàn chế tạo máy bay Airbus của châu Âu đến hãng xe điện Tesla hay tập đoàn Apple của Mỹ đều bắt đầu phải giảm nhịp độ sản xuất; Ngành khách sạn tại Pháp bắt đầu thấm "đòn" vì dịch bệnh đang hoành hành tại Trung Quốc khi 80% số phòng đã đặt trước bị hủy hồi tháng 1/2020 và 100% trong tháng 2/2020; Google, IKEA… lần lượt thông báo "tạm đóng cửa" các chi nhánh tại Trung Quốc Đại lục.
Nếu Chính phủ Trung Quốc không sớm kiểm soát được tình hình, dịch bệnh kéo dài không chỉ khiến kinh tế của Trung Quốc lâm nguy mà cả dây chuyền cung ứng và chuỗi sản xuất của thế giới cũng bị đe dọa. Đó là chưa kể nguy cơ khủng hoảng Trung Quốc lan tới các hoạt động tài chính toàn cầu.
Theo chuyên gia kinh tế Nathalie Coutinet giảng dạy tại Đại học Paris 13,chuỗi cung ứng của thế giới bị gián đoạn vì "mắt xích" Trung Quốc bị chủng mới của virus corona nCoV đục khoét. Chuyên gia Coutinet nhận định: "Trước mắt khó có thể thẩm định về tác động kinh tế, song rõ ràng là kinh tế Trung Quốc đang bị chững lại. Vũ Hán là một lá phổi công nghiệp, một kinh đô sản xuất ô tô và trong những tuần qua, cả thành phố này đã ngừng hoạt động, các nhà máy phải đóng cửa".
Theo chuyên gia Coutinet, mức tiêu thụ tại Trung Quốc cũng đã giảm mạnh, có thể đã giảm 10% trong hơn ba tuần. Tăng trưởng của thế giới tùy thuộc vào những thành quả kinh tế của Trung Quốc. Do vậy, kinh tế thế giới chắc chắn bị ảnh hưởng. Hiện tại, đối với kinh tế Trung Quốc, hậu quả khá rõ ràng khi hàng chục tỉnh, thành phải tiếp tục cho nhân viên nghỉ việc. Điều đáng ngại là khu vực sản xuất của Trung Quốc không dự trù hàng tồn kho. Vì vậy, nhà máy ngừng hoạt động sẽ thiếu hàng để cung cấp cho thị trường trong nước và quốc tế. Trung Quốc bán linh kiện điện tử, phụ tùng công nghiệp cho cả thế giới, trong đó có cả Mỹ và châu Âu, Nhật Bản... Các nhà máy của châu Âu và Mỹ qua đó cũng bị xáo trộn nếu dịch bệnh kéo dài.
Ngoài ra, hàng không và du lịch là hai ngành bị tác động nặng nhất. Hiện Trung Quốc là nền kinh tế thứ hai thế giới với lượng du khách nhiều gấp 10 lần so với dịch Hội chứng Viêm đường hô hấp cấp (SARS) năm 2003. Khoản thất thu đó cũng rất là lớn. Tuy nhiên, cũng có thể hy vọng rằng mức độ lây lan của dịch bệnh nhanh chóng được chặn lại, Trung Quốc sớm thoát khỏi thảm họa và khi đó, người dân Trung Quốc có thể ồ ạt đi mua sắm trở lại.Tuy nhiên, những thiệt hại đối với lĩnh vực sản xuất thì khó có thể được bù lại. Chuyên gia Coutinet cho rằng ngày càng có nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn bởi vì các đối tác Trung Quốc không giao hàng đúng thời hạn.
Theo Giáo sư Coutinet, hàng ngày đều có những dấu hiệu mới cho thấy không chỉ có Trung Quốc mà cả thế giới đều lo bị dịch bệnh tàn phá. Chắc chắn là nếu kinh tế của Trung Quốc bị chững lại và hiện tượng này kéo dài thì từ thương mại đến giao thông trên thế giới đều bị đình trệ và tất cả tạo thêm cảm giác hoang mang dễ dẫn đến khủng hoảng, nhất là trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đã bị chao đảo vì chính sách thương mại của Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Rất có khả năng đại dịch lần này sẽ dẫn đến một số thay đổi quan trọng trên "bàn cờ" thương mại thế giới. Một số hãng, xưởng tính tới khả năng tìm những bãi đáp khác ngoài Trung Quốc hay trở về quê hương. Đại dịch lần này cho thấy mô hình kinh tế toàn cầu đang vấp phải những giới hạn, đồng thời, thế giới đã lệ thuộc quá nhiều vào "cỗ máy" sản xuất của Trung Quốc".