游客发表
发帖时间:2025-01-18 13:20:51
Phát biểu khai mạc diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết: Diễn đàn VBF đã trở thành một kênh đối thoại chính sách thường xuyên và hiệu quả giữa Chính phủ và cộng đồng DN trong nước và nước ngoài.
Với mục đích xây dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi, thu hút đầu tư tư nhân và thúc đẩy phát triển bền vững tại Việt Nam, sau 20 năm, VBF đã đạt được những thành công đáng khích lệ trong lĩnh vực đối thoại công tư, góp phần củng cố niềm tin của cộng đồng các DN, nhà đầu tư về một Chính phủ Việt Nam sẵn sàng lắng nghe và đối thoại cởi mở, thẳng thắn về những vấn đề đặt ra của cộng đồng DN.
Xuất phát từ thực tiễn và chủ trương, định hướng của Nhà nước, các nhóm công tác chuyên trách của VBF, các chuyên gia về luật pháp ở nhiều lĩnh vực chuyên ngành đã có đóng góp quan trọng giúp Việt Nam từng bước hoàn thiện hệ thống luật pháp, tiệm cận với thông lệ quốc tế, tăng tính minh bạch, dễ dự đoán, bình đẳng và không phân biệt đối xử.
Trong đó, việc cắt giảm, đơn giản hóa nhiều thủ tục hành chính đã đem lại làn gió mới cho việc mở rộng hoạt động đầu tư, kinh doanh của các DN. Nhờ những nỗ lực của cả hai phía, Chính phủ và cộng đồng DN, môi trường đầu tư của Việt Nam ngày được cải thiện.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan cũng sẽ tiếp tục rà soát, đánh giá, đề xuất bãi bỏ ít nhất từ 1/3 đến 1/2 số điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính hiện hành trong lĩnh vực quản lý đang gây cản trở, khó khăn cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của các DN.
Theo TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), 20 năm qua đã có nhiều kiến nghị của DN được giải quyết, rất nhiều giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh được chính các nhà đầu tư tư vấn cho Chính phủ Việt Nam. Thành quả to lớn trong thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời gian qua chắc chắn có đóng góp quan trọng từ Diễn đàn DN này.
“Từ đầu nhiệm kỳ Chính phủ mới đến nay, đặc biệt là trong năm 2017 này tôi nhận thấy môi trường kinh doanh cho DN đã có những tiến bộ vượt bậc”, TS. Vũ Tiến Lộc nói.
Đáng ghi nhận là quá trình cải cách này đang chuyển động tại cấp bộ, ngành cũng như địa phương. Các bộ ngành đang chủ động tiến hành cắt giảm điều kiện kinh doanh và cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ. Bộ Công Thương công bố kế hoạch cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực của mình thời gian qua là một điển hình.
Ở cấp địa phương là phong trào đối thoại giữa chính quyền và DN nhằm tháo gỡ khó khăn và vướng mắc cho người kinh doanh, chưa bao giờ sôi động và thực chất như hiện nay. Các địa phương đều hoàn thành và vượt mục tiêu 2 cuộc đối thoại DN hàng năm theo yêu cầu tại Nghị quyết 35 của Chính phủ.
Tuy nhiên, dù đã có những thay đổi tích cực nhưng chặng đường cải cách môi trường kinh doanh của Việt Nam còn gian nan, mục tiêu môi trường kinh doanh của Việt Nam so sánh được với các nước ASEAN 4 hay ASEAN 3 vẫn còn xa.
Ông Lộc cho biết, theo phản ánh của DN, chi phí kinh doanh tại Việt Nam cao và đang tăng nhanh. Mức lương tối thiểu tăng nhanh trong nhiều năm qua, cao hơn tốc độ tăng năng suất, kéo theo đó là gánh nặng đóng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phí công đoàn và các khoản phí bắt buộc khác…
Việt Nam là quốc gia XNK lớn nhưng chi phí logistic của Việt Nam cao và kém cạnh tranh với nhiều nước. Điều kiện kinh doanh trong nhiều lĩnh vực còn khó khăn, phiền hà, thủ tục kiểm tra chuyên ngành, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu chưa chuyển động nhanh như mong muốn. Do vậy, các giải pháp nhằm cắt giảm chi phí kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hoá từ Việt Nam cần được đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới.
Đồng thời, Chủ tịch VCCI cũng cho biết, xu hướng cải cách, thuận lợi hoá môi trường kinh doanh đang là xu hướng chủ đạo ở mọi cấp chính quyền. Với những tuyên bố và hành động cải cách của Chính phủ và những kết quả đạt được bước đầu, cộng đồng DN lạc quan về môi trường kinh doanh của Việt Nam trong thời gian tới.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接