Cảng Quy Nhơn giảm giá nhiều dịch vụ | |
Cảng Quy Nhơn thực hiện nhiều giải pháp để đạt mục tiêu 2019 | |
Hơn 75% cổ phần bán sai tại cảng Quy Nhơn sẽ được thu hồi về cho Nhà nước | |
75% vốn nhà nước tại cảng Quy Nhơn sẽ được mua lại |
Trong văn bản gửi Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp,ảngQuyNhơnChiphítưvấnvàquảnlýdựáncaogấpgầnlầnkhuvựctưnhânhan dinh liver VAFI cho biết, theo báo cáo tài chính năm 2019 của cảng Quy Nhơn, lợi nhuận trước thuế đạt 128,5 tỷ đồng, tăng 7% so với 2018. Nhưng thực tế lại giảm 3 tỷ đồng so với năm 2018 (đạt 120 tỷ đồng). Năm 2019 khấu hao cơ bản 51,9 tỷ đồng đồng, năm 2018 khấu hao cơ bản 62,6 tỷ đồng, như vậy khấu hao của 2019 đã giảm 10,7 tỷ đồng. Như vậy, nếu tính theo mức khấu hao của năm 2019 như năm 2018 thì lợi nhuận trước thuế năm 2019 chỉ là 117,8 tỷ đồng .
6 tháng đầu năm 2019, Công ty Hợp Thành báo cáo lợi nhuận sau thuế đạt hơn 56 tỷ đồng. 6 tháng cuối năm dưới sự điều hành của Vinalines, lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 47 tỷ đồng (giảm 9 tỷ đồng so với Hợp Thành).
Một vấn đề đặt ra là lượng hàng hóa năm 2019 của Công ty Hợp Thành tăng thêm gần 1 triệu tấn, doanh thu tăng gần 100 tỷ đồng, tăng 10% so với 2018, nhưng lợi nhuận lại giảm so với 2018 ở thời kỳ Vinalines quản lý trong khi yếu tố giá cước và nhiều yếu tố cơ bản khác không thay đổi. Thông thường hàng hóa 6 tháng cuối năm bao giờ cũng nhiều hơn 6 tháng đầu năm nhưng lợi nhuận giảm mà lại giảm mạnh trong thời kỳ Vinalines điều hành cảng Quy Nhơn.
Bên cạnh đó, VAFI cũng phản ánh về dự toán suất đầu tư cao và không có cơ sở thực tế trong dự án đầu tư xây dựng nâng cấp Bến số 1 cảng Quy Nhơn do CTCP Tư vấn xây dựng công trình hàng hải tiến hành (CMB). Cụ thể, việc cải tạo nâng cấp Bến 1 (dài 350m) nhằm đưa tàu trọng tải lớn 30.000 DWT vào khai thác theo hướng vươn cầu tầu thêm 35m với chiều dài 480m nhưng tổng đầu tư được dự toán lên tới hơn 497 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính năm 2019 của cảng Quy Nhơn, lợi nhuận trước thuế đạt 128,5 tỷ đồng, tăng 7% so với 2018. Ảnh: Thanh Niên. |
“Việc cải tạo chỉ thực hiện nâng cấp cầu bến và nạo vét vùng nước trước bến mà chưa có đầu tư máy móc thiết bị trong tình trạng cơ sở hạ tầng của cảng đã có đầy đủ. Trong khi đó, cách đây 4 năm, khi Công ty cổ phần Container Việt Nam (Viconship) xây dựng cảng VIP Greenport tại Hải Phòng có quy mô 15ha, chiều dài cầu tầu 400m thì phần xây dựng hạ tầng gồm san lấp tiếp mặt bằng, làm cầu tầu 400 X 24, làm bãi, làm kho, đường điện, cấp nước, văn phòng… chỉ hết 392 tỷ đồng đồng” VAFI so sánh.
Chính vì vậy, trong kiến nghị gửi Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, VAFI và cổ đông cảng Quy Nhơn cho rằng, nếu không được cảnh báo, giám sát thì rất có thể số liệu trong báo cáo nghiên cứu khả thi gần sát với Bản thiết kế thi công ở bước sau và nó sẽ là cơ sở để đặt giá thầu chính thức, tạo bàn thắng cho các nhóm lợi ích xâu xé rút ruột tài sản.
Đồng thời, giá dự toán cao cũng làm cơ sở để các loại chi phí tư vấn đầu tư, chi phí quản lý dự án cao ngất ngưởng, có thể chiếm gần 10% so với suất đầu tư thực tế mà tư nhân thực hiện.