| Doanh nghiệp đối mặt khó khăn sụt giảm đơn hàng xuất khẩu,Đơnđặthàngmớisụtgiảmdoảnhhưởngtỷgiábxh costa rica primera division nhập khẩu | | Nhu cầu giảm, lượng đơn đặt hàng mới tăng chậm nhất trong 1 năm qua |
| Chỉ số PMI của Việt Nam trong tháng 11 |
Ngày 1/12, S&P Global công bố Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam giảm xuống dưới ngưỡng trung tính 50 điểm trong tháng 11, kết thúc thời kỳ tăng kéo dài 13 tháng. Với kết quả 47,4 điểm so với 50,6 điểm của tháng 10, chỉ số kỳ này cho thấy các điều kiện kinh doanh suy giảm mạnh trong tháng. Số lượng đơn đặt hàng mới ngành sản xuất giảm lần đầu tiên trong 14 tháng qua, cho thấy nhu cầu trên thị trường quốc tế đang yếu đi. Trên thực tế, số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới đã giảm nhanh hơn so với tổng số lượng đơn đặt hàng mới. Một số thành viên nhóm khảo sát ghi nhận xuất khẩu giảm cũng nhắc đến ảnh hưởng của biến động tỷ giá bất lợi lên giá cả và chiến tranh ở Ukraine. Với số lượng đơn đặt hàng mới giảm, các nhà sản xuất Việt Nam cũng giảm sản lượng. Kéo theo đó, việc làm và hoạt động mua hàng được ghi nhận tiếp tục giảm trong tháng 11. Ngoài việc phản ánh mức sụt giảm của số lượng đơn đặt hàng mới, số lượng nhân viên giảm cũng phản ánh nỗ lực giảm chi phí ở một số công ty. Các thành viên nhóm khảo sát cho biết tỷ giá USD/VND tăng là nhân tố chính dẫn đến tăng giá cả đầu vào. Trong khi chi phí đầu vào tăng với tốc độ nhanh hơn trong tháng 11, áp lực lạm phát vẫn ở mức nhẹ giúp các nhà sản xuất có thể giảm giá để kích thích nhu cầu. Giá bán hàng đã giảm lần đầu tiên kể từ tháng 8/2020. Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, nói, dấu hiệu giảm cầu trên thế giới tác động đến ngành sản xuất Việt Nam đã được phản ánh trong bản công bố PMI tháng trước. Nhưng sang tháng 11, bức tranh trở nên tối hơn đáng kể khi số lượng đơn đặt hàng mới, xuất khẩu, sản lượng, việc làm và hoạt động mua hàng đều giảm. “Một điểm đáng quan tâm khác của khảo sát PMI kỳ này là ảnh hưởng của tỷ giá USD/VND gần đây. Điều này đã làm tăng chi phí đầu vào và góp phần làm giảm số lượng đơn đặt hàng mới. Tuy nhiên, mức tăng chi phí vẫn tương đối nhẹ nên các công ty vẫn có thể giảm giá bán hàng để kích thích nhu cầu” - Andrew Harker nhấn mạnh. |