TheỨngphónhanhvớidịchsốtxuấthuyếkèo nhà cái .tvo quy luật, từ tháng 6 đến tháng 8 hằng năm, dịch bệnh sốt xuất huyết mới xuất hiện. Đỉnh dịch thường rơi vào tháng 9 đến tháng 11. Tuy nhiên, năm 2019 dịch có sự bất thường khi từ tháng 3 đã bùng phát mạnh và thời điểm hiện tại số mắc càng ngày càng tăng cao.
Phun hóa chất, giữ gìn vệ sinh nơi ở, sinh hoạt, ngủ màn là biện pháp quan trọng phòng chống dịch sốt xuất huyết. |
TPHCM 5 người tử vong do sốt xuất huyết | |
Hà Nội: Dịch sốt xuất huyết tăng nhanh | |
Sởi chưa qua, sốt xuất huyết chuẩn bị... tới |
Thống kê cho thấy 6 tháng đầu năm cả nước có 70.800 trường hợp sốt xuất huyết, trong khi đó cùng kỳ năm 2018, số mắc chỉ ở mức hơn 21.000 ca.
Tại Hà Nội, tính đến thời điểm cuối tháng 6, Hà Nội ghi nhận 162 ca, nâng tổng số người bệnh trong nửa đầu năm 2019 lên 820, trong đó 95 bệnh nhân vẫn đang điều trị ở các bệnh viện với nhiều biến chứng nặng.
Nửa đầu năm đến nay, TP. HCM ghi nhận hơn 24.000 ca sốt xuất huyết, tăng 176% so với cùng kỳ năm ngoái, 5 người tử vong gồm 3 người lớn 2 thiếu niên. Số bệnh nhân tăng dần từ những tuần đầu tháng 6 khi mùa mưa bắt đầu. Riêng tháng 6 TP có hơn 2.300 trường hợp mắc bệnh, 2 người tử vong.
Theo các chuyên gia y tế, sốt xuất huyết lây từ người bệnh sang người lành qua muỗi vằn Aedes aegypti hút máu. Bệnh có biểu hiện lâm sàng đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Giai đoạn sốt thường có biểu hiện sốt cao đột ngột, liên tục, nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, đau bụng. Da xung huyết, đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.
Giai đoạn nguy hiểm thường rơi vào ngày thứ 3-7 của bệnh. Người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt. Một số biểu hiện dễ gặp tràn dịch màng phổi, gan to, li bì, tụt huyết áp. Người bệnh thường có xuất huyết dưới da, chảy máu mũi, tiểu máu, xuất huyết nội tạng như tiêu hóa, phổi, não. Trường hợp nặng có thể có biểu hiện suy tạng như viêm gan nặng, viêm não, viêm cơ tim.
Giai đoạn hồi phục kéo dài 48-72 giờ. Người bệnh hết sốt, thể trạng tốt lên, thèm ăn, huyết động ổn định và tiểu nhiều. Phần lớn bệnh nhân sốt xuất huyết được điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở, chủ yếu là điều trị triệu chứng và phải theo dõi chặt chẽ phát hiện sớm khi có sốc xảy ra để xử trí kịp thời.
Về sự nguy hiểm của dịch theo ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, hiện chưa có vắc xin phòng bệnh. Biện pháp chủ yếu là tránh muỗi đốt, diệt loăng quăng, diệt muỗi trưởng thành, ngủ trong màn chống muỗi, kể cả ban ngày.
Để chủ động phòng chống dịch bệnh, theo ông Phu, các địa phương cần duy trì hoạt động giám sát phát hiện bệnh nhân tại các bệnh viện được phân cấp giám sát và tại cộng đồng. Bên cạnh đó, cần tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết; tập huấn cho cán bộ y tế về công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết.
Ngoài ra, theo ông Phu, các địa phương cần chủ động triển khai giám sát chặt chẽ tình hình bệnh nhân, tình hình véc tơ truyền bệnh (chỉ số muỗi và lăng quăng) nhằm phát hiện sớm nhất các ổ dịch và vùng nguy cơ bùng phát dịch để có những biện pháp phòng chống dịch kịp thời.
Đặc biệt, theo Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, do Việt Nam chưa có hệ thống cảnh báo sớm dự đoán khả năng bùng phát các đợt dịch sốt xuất huyết. Do đó, từ tháng 6/2019, Dự án “Hệ thống dự báo mô hình sốt xuất huyết dựa trên số liệu vệ tinh” (D-MOSS) đã được triển khai tại Hà Nội, Khánh Hòa, Đồng Nai và Đắk Lắk dưới sự trợ giúp của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Dự án sử dụng công nghệ quan trắc trái đất để phát triển công cụ cảnh báo dịch sốt xuất huyết. Dự án cũng đưa ra các đánh giá về nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua vật chủ trung gian trong bối cảnh biến đổi khí hậu và sử dụng đất trong tương lai.
"Việc triển khai Dự án kỳ vọng sẽ cung cấp thông tin, số liệu giúp cơ quan y tế công cộng và người dân có những hành động thích hợp để giảm thiểu tác động và thiệt hại của dịch sốt xuất huyết", ông Phu nói.
Về phía người dân, ngoài các biện pháp quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch của ngành Y tế, mỗi người dân cần chủ động, có ý thức dọn nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ, thoáng mát, không treo nhiều quần áo để làm chỗ cho muỗi trú đậu, loại bỏ các vật chứa nước đọng… Đây là cách thiết thực, hiệu quả nhất trong công tác phòng chống dịch và giúp đẩy lùi nguy cơ lây lan ra cộng đồng.
Trong việc điều trị bệnh, ông Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khuyến cáo, vì sốt xuất huyết có biểu hiện giống như sốt do các vi rút khác nên nhiều người chủ quan, không đi khám hoặc tự điều trị tại nhà. Thậm chí, có trường hợp tự ý truyền dịch và dùng kháng sinh, điều này có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Cũng theo ông Kính, dù sốt xuất huyết là bệnh tự khỏi trong vòng 7 ngày nhưng khoảng 5% bệnh nhân có biểu hiện nặng như chảy máu hoặc thoát huyết tương gây sốc nặng do giảm thể tích, nếu không chữa trị kịp thời sẽ có nguy cơ tử vong.
"Do đó, người bệnh khi thấy các triệu chứng sốt cao đột ngột liên tục 39-40 độ C, kéo dài 2-7 ngày, đau đầu, đau người kèm các dấu hiệu phát ban, nổi hạch, xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng... thì nên đến bệnh viện khám để xác định sớm và điều trị kịp thời", GIám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khuyên.