Tuy nhiên,ềunỗlựckiểmsoátbộichinợcôkết quả bóng đá ngoai hang anh hôm nay để đảm bảo cân đối ngân sách, giữ nợ công, bội chi theo kế hoạch của cả giai đoạn 2016 – 2020, cần đẩy mạnh hơn nữa tiết giảm chi thường xuyên, nâng cao hiệu quả chi đầu tư. Đây là những vấn đề được đại biểu Quốc hội Hoàng Quang Hàm, Uỷ viên thường trực Uỷ ban Tài chính ngân sách nêu trong cuộc trao đổi với phóng viên TBTCVN. PV: Thưa ông, tại kỳ họp Quốc hội này, Chính phủ đã trình Quốc hội các báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2016, bổ sung tình hình NSNN năm 2017 và đầu năm 2018. Ông đánh giá đâu là điểm nổi bật của kết quả điều hành NSNN thời gian qua? - Đại biểu Hoàng Quang Hàm: Trong hai năm 2016, 2017 và kể cả năm 2018, việc kiểm soát bội chi, nợ công được Chính phủ rất quan tâm và thực sự quyết liệt trong quản lý điều hành. Những nỗ lực này của Chính phủ thể hiện ở nhiều khía cạnh.Thứ nhất, ngay từ khi lập dự toán đã bám sát chủ trương và có lộ trình để đến năm 2020 đạt mục tiêu Nghị quyết 25 của Quốc hội là giảm tỷ lệ bội chi bình quân cả giai đoạn xuống mức 3,9% GDP, và năm 2020 là 3,5% GDP. Thứ hai, trong quá trình điều hành Chính phủ đã có những giải pháp để kiểm soát tình hình khi giữa dự toán và thực hiện có sự khác nhau, hơn nữa tỷ lệ bội chi còn phụ thuộc vào kết quả GDP. Trong năm 2016, con số bội chi đã được điều hành giảm so với dự toán, nhưng do GDP không đạt kế hoạch nên tỷ lệ bội chi vẫn vượt kế hoạch. Sang năm 2017, việc điều hành đạt kết quả tốt hơn khi giảm được cả số lượng bội chi và tỷ lệ bội chi. Kết quả này được Chính phủ nhìn nhận là sẽ bù đắp việc vượt tỷ lệ của năm 2016 để đảm bảo cả giai đoạn đạt mục tiêu đề ra.
Về nợ công, năm 2015 và 2016, dư luận khá lo lắng vì tỷ lệ nợ công đã sát trần. Trước tình hình đó, Chính phủ đã rất quyết tâm dùng nhiều giải pháp để kiểm soát nợ công như hạn chế bảo lãnh, kịp thời điều chuyển nguồn trái phiếu để kiểm soát tổng vay nợ, đảm bảo trần nợ. Một kết quả đáng ghi nhận nữa là Chính phủ tích cực triển khai nhiều giải pháp cơ cấu lại nợ. Cụ thể là kéo dài thời hạn phát hành trái phiếu để giảm áp lực nợ, cơ cấu lại các khoản vay theo hướng giảm lãi suất bình quân... Đặc biệt từ khi có Luật Quản lý nợ công, những bất cập trong quản lý ODA lâu nay đã được hạn chế dần. Công tác quản lý vốn vay ODA được chấn chỉnh lại, việc ký kết các hiệp định có sự rà soát, đánh giá thận trọng hơn để giảm tác động đến nợ công. Quyết tâm của Chính phủ cũng được thể hiện trong nhiều động thái khác. Chẳng hạn như khi trình việc phát hành trái phiếu nhận nợ hơn 22.000 tỷ đồng với Quỹ Bảo hiểm xã hội, Chính phủ đã đánh giá rất rõ tác động lên nợ công, cho thấy việc điều hành nợ công thận trọng hơn rất nhiều, chú ý giữ khoảng cách xa với trần nợ công để có dư địa trong điều hành. Đây là những kết quả rất đáng ghi nhận. PV: Với kết quả này, ông đánh giá thế nào về khả năng kiểm soát bội chi, nợ công theo mục tiêu của giai đoạn 2016 – 2020? - Đại biểu Hoàng Quang Hàm: Kết quả hiện nay là vậy nhưng thực tế việc kiểm soát bội chi, nợ công cho cả giai đoạn 2016 – 2020 là một công cuộc kéo dài vì chúng ta còn phải xử lý những hệ quả của thời gian trước… Chẳng hạn như vấn đề Bộ trưởng Bộ Tài chính đã báo cáo tại Quốc hội sáng 4/6 liên quan đến việc chuyển vốn vay của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) thành vốn cấp phát. Trong khi đó, nguồn thu ngày càng hạn hẹp, nhiệm vụ chi thì tăng lên. Do đó, để kiểm soát bội chi, nợ công cùng với đảm bảo được nguồn thu cho các nhiệm vụ chi đòi hỏi phải tiếp tục chú trọng tiết kiệm chi, cải cách bộ máy hành chính, kéo giảm chi thường xuyên để tăng chi đầu tư. Ưu tiên khoản tăng thu, tiết kiệm chi để giảm bội chi theo đúng quy định của Luật NSNN. Đồng thời, tính toán cơ cấu lại chính sách thu, mở rộng cơ sở thu theo chủ trương Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, nhưng phải đảm bảo hài hoà giữa lợi ích của người nộp thuế và nhu cầu chi ngân sách cũng như mục tiêu của các khoản thu. Song hành với đó là việc tăng cường thanh tra kiểm tra, chống thất thu, đặc biệt là xử lý những tồn tại về chuyển giá, lậu thuế, nợ đọng thuế… PV: Trong điều hành, quản lý chi ngân sách, theo ông vấn đề nào là cấp thiết nhất hiện nay? - Đại biểu Hoàng Quang Hàm: Theo tôi, quan trọng và cấp thiết nhất là vấn đề cải cách, tinh giản bộ máy một cách thực chất, quyết liệt để vừa tiết kiệm chi thường xuyên, vừa có nguồn tăng lương cho bộ máy. Điều này cũng làm tăng hiệu quả hoạt động, nâng cao chất lượng của bộ máy để phục vụ tốt hơn cho phát triển kinh tế. Đồng thời, đẩy mạnh tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập, từng bước xã hội hóa, rà soát sắp xếp lại đơn vị sự nghiệp theo Nghị định 16, sớm chuyển đổi sang cơ chế giá dịch vụ để giảm chi ngân sách cho các đơn vị sự nghiệp này. Bên cạnh tiết giảm chi thường xuyên, chúng ta cũng phải chú trọng nâng cao hiệu quả chi đầu tư. Do nguồn lực có hạn nên nguồn vốn đầu tư phải được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, theo đó tập trung cho những dự án, công trình trọng điểm, thiết yếu, là động lực tăng trưởng, tạo ra sự liên kết vùng, liên kết ngành chứ không thể dàn trải như trước. Không phải cứ vốn trái phiếu là phân bổ mỗi tỉnh một dự án mà phải xem xét tính hiệu quả thực chất, phát triển cơ sở hạ tầng, tạo nên sự liên kết vùng logistic để giảm chi phí. PV: Tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư cũng là vấn đề nhiều đại biểu, cử tri bức xúc lâu nay. Theo ông, đâu là giải pháp khắc phục tình trạng này? - Đại biểu Hoàng Quang Hàm: Để chống thất thoát, lãng phí thì trước tiên giữa các cơ quan quản lý, các cấp quản lý liên quan đến quy trình đầu tư phải minh bạch, tuân thủ đúng quy định, trên tinh thần phối hợp để thực hiện. Mỗi dự án phải được đánh giá hiệu quả kỹ lưỡng, cả về giá trị kinh tế và giá trị xã hội. Và điều quan trọng nhất là phải minh bạch trong hoạt động đầu tư, cụ thể là minh bạch trong đấu thầu để tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà thầu, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của công trình và có mức giá hợp lý nhất. Muốn làm được điều này phải có sự thay đổi mạnh mẽ trong quản lý đầu tư… PV: Xin cảm ơn ông! Hoàng Yến (thực hiện) |