Lưu hành tiền giả thời gian qua trên địa bàn tỉnh thường xuyên xảy ra,ảnhbohoạtđộngtộiphạmlưuhnhtiềngiảket qua v từ đầu năm 2022 đến nay, các cơ quan chức năng đã điều tra và xử lý 6 đối tượng, thu giữ 144 tờ tiền giả mệnh giá 500.000 đồng.
Công an tỉnh Hậu Giang tuyên truyền hướng dẫn người dân cách nhận biết, phân biệt tiền giả.
Phương thức, thủ đoạn của loại tội phạm lưu hành tiền giả rất tinh vi; hoạt động với mục đích sử dụng tiền giả để đổi lấy tiền thật; địa bàn hoạt động là tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa nơi mà người dân ít có thông tin về tiền giả; đối tượng hướng tới là những người buôn bán nhỏ, người già, trẻ em; thời gian thực hiện thường vào đêm tối hoặc sáng sớm.
Các hoạt động chủ yếu như: Dùng tiền giả có mệnh giá lớn để mua những loại hàng hóa có giá trị nhỏ để được trả lại tiền thật như: khẩu trang, thực phẩm, gia vị, thuốc lá, vé số, trái cây, đồ ăn vặt...; dùng tiền giả xen lẫn với tiền thật để mua hàng; lợi dụng khi người bán hàng đang bận rộn, mất tập trung hoặc thiếu cảnh giác để mua hàng; khi giao dịch đối tượng thường ngồi trên xe nếu đi một người, hoặc một người xuống xe vào mua hàng, một người ngồi trên xe chờ nếu bị người dân phát hiện lưu hành tiền giả sẽ nhanh chóng tẩu thoát…
Để nhận biết tiền giả, cơ quan chức năng hướng dẫn một số đặc điểm để phân biệt tiền thật với tiền giả như sau:
Kiểm tra chất liệu polymer in tiền: Nắm gọn tờ tiền trong lòng bàn tay hoặc vò tờ tiền, khi mở ra tờ tiền sẽ đàn hồi về trạng thái ban đầu như trước khi nắm, không bị nếp nhăn; kéo, xé nhẹ ở cạnh sẽ khó rách, khó bay giãn chất liệu polymer. Đối với tiền giả sẽ không đàn hồi về trạng thái ban đầu như trước khi nắm, tiền sẽ có nếp nhăn rất rõ; khi kéo, xé nhẹ ở cạnh tờ tiền sẽ dễ bị bay giãn hoặc rách.
Soi trước nguồn sáng kiểm tra hình bóng chìm và hình định vị: Kiểm tra hình bóng chìm chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, bằng cách đưa tờ tiền lên trước nguồn sáng, tiền thật sẽ nhìn thấy rõ trên cả hai mặt hình bóng chìm được thể hiện bằng nhiều đường nét rất tinh xảo, sáng trắng; tiền giả hình bóng chìm không có hoặc có chỉ là bóng mờ không rõ nét, chỉ là hình ảnh mô phỏng, không tinh xảo. Kiểm tra hình định vị mệnh giá 10.000 đồng, 20.000 đồng vị trí phía trên bên trái mặt trước hoặc phía trên bên phải mặt sau tờ tiền; 50.000 đến 500.000 đồng vị trí phía trên bên trái mặt trước hoặc phía trên bên trái mặt sau tờ tiền, tiền thật hình định vị nhìn thấy hình ảnh trên hai mặt khớp khít, tạo thành một hình ảnh hoàn chỉnh, các khe trắng đều nhau; tiền giả hình định vị không khớp khít, các khe trắng không đều nhau, các khe sáng bị lệch, hình ảnh không hoàn chỉnh.
Vuốt nhẹ tờ tiền kiểm tra các yếu tố in nổi: Dùng tay vuốt nhẹ tờ tiền ở các yếu tố in lõm tại các vị trí như: Hình chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, quốc huy, cụm số, dòng chữ ghi mệnh giá, dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Tiền thật ta cảm nhận được độ nổi, nhám của nét in; tiền giả thì trơn láng, không có độ nổi của nét in.
Chao nghiêng tờ tiền: Mực đổi màu ở mặt trước của các tờ mệnh giá 500.000 đồng; mệnh giá 200.000 đồng vị trí mực đổi màu ở bên tay trái; mệnh giá 100.000 đồng vị trí ở bên tay phải; các mệnh giá nhỏ không có yếu tố này. Tiền thật họa tiết hoa văn được in bằng mực đặc biệt, khi nhìn thẳng có màu vàng, khi chao nghiêng đổi sang màu xanh lá cây; tiền giả sẽ không có yếu tố đổi màu như tiền thật.
Yếu tố IRIODIN: Là dải màu vàng chạy dọc tờ tiền và vị trí ở mặt sau tờ tiền, có ở các mệnh giá 500.000 đồng, 200.000 đồng, 20.000 đồng và 10.000 đồng; riêng mệnh giá 100.000đ đặt tại mặt trước tờ tiền; mệnh giá 50.000 đồng không có yếu tố này. Tiền thật khi chao nghiêng tờ tiền, sẽ thấy dải IRIODIN lấp lánh ánh kim, trên dải có số mệnh giá hoặc hoa văn. Tiền giả không có dải IRIODIN hoặc có in giả nhưng không lấp lánh như ở tiền thật.
Theo Điều 207, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định khung xử phạt đối với tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả bị xử phạt hành chính lên đến 100.000.000 đồng hoặc xử lý hình sự phạt tù lên đến chung thân tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.
Để tránh rủi ro nhận phải tiền giả, đồng thời góp phần phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm liên quan đến tiền giả, người dân cần nắm rõ các đặc điểm bảo an của đồng tiền và có thói quen kiểm tra tờ tiền khi giao dịch. Khi phát hiện đối tượng lưu hành tiền giả người dân thông báo đến công an địa phương gần nhất hoặc báo qua Phòng An ninh kinh tế, công an tỉnh Hậu Giang, số điện thoại 0693.769.181, để được hướng dẫn, giải quyết. |
Bài, ảnh: VĂN MONG