Truyền thông Ấn Độ: Việt Nam đang nổi lên mạnh mẽ trong khu vực | |
Dự báo nhà đầu tư sẽ rót 60 tỷ USD vào lĩnh vực hậu cần và công nghiệp | |
Công nghiệp chế biến,êuchíưuđãiđầutưđặcbiệtcầnphùhợpđểliênkếtdoanhnghiệpViệtvớtỷ số giải ngoại hạng anh chế tạo tiếp tục dẫn đầu tổng vốn đầu tư vào Việt Nam 7 tháng đầu năm |
Tiêu chí có tỷ lệ doanh nghiệp Việt sẽ khó thực hiện hơn tiêu chí giá trị gia tăng. Ảnh: ST |
Mới đây, VCCI đã có văn bản góp ý Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về ưu đãi đầu tư đặc biệt do Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo.
Theo đó, Dự thảo đang đề xuất 3 mức ưu đãi với dự án thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư trên 30.000 tỷ đồng.
Mức 1 là thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức 9% trong 30 năm, nhưng được miễn thuế trong 5 năm đầu và giảm 50% trong 10 năm tiếp theo; tiền thuê đất, thuê mặt nước được miễn 18 năm, thời gian còn lại giảm 55%. Mức 2 là thuế suất 7% trong 33 năm nhưng được miễn thuế 6 năm đầu và giảm 50% trong 12 năm tiếp theo; tiền thuê đất, thuê mặt nước được miễn 20 năm, thời gian còn lại giảm 65%. Mức 3 là thuế suất 5% trong 38 năm, miễn thuế trong 6 năm đầu giảm 50% trong 13 năm tiếp theo; tiền thuê đất, thuê mặt nước được miễn 23 năm, thời gian còn lại giảm 75%
Điều kiện để dự án đầu tư được hưởng mức 2, mức 3 là đạt thêm một số tiêu chí bổ sung như công nghệ cao, tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi, giá trị gia tăng, chuyển giao công nghệ.
VCCI cho rằng, việc đưa các tiêu chí bổ sung này là cần thiết, tuy nhiên, theo một số chuyên gia, việc thực hiện các tiêu chí này đòi hỏi sự nỗ lực rất nhiều của doanh nghiệp thực hiện đầu tư, so với việc không thực hiện thêm bất kỳ tiêu chí nào bổ sung để hưởng mức ưu đãi 1.
Trong khi đó, các mức ưu đãi lại được thiết kế theo hướng tăng dần đều theo từng mức, nên khoảng cách giữa các mức chưa thực sự lớn. VCCI nhận định, cách thiết kế như dự thảo hiện tại có thể chưa tạo được đủ động lực để các dự án đầu tư lớn thực hiện thêm các tiêu chí bổ sung.
Do vậy, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc lại cách thiết kế các mức ưu đãi, có thể nghiên cứu điều chỉnh theo hướng tạo khoảng cách xa hơn giữa mức ưu đãi 1 (không có tiêu chí bổ sung) với các mức 2, 3 (có tiêu chí bổ sung) nhằm tạo cơ chế đủ mạnh và có động lực hơn .
Cùng với đó, dự thảo xây dựng hai tiêu chí bổ sung để dự án đầu tư được hưởng ưu đãi mức 2, 3 là tiêu chí về hàm lượng giá trị gia tăng và tiêu chí về số doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi. Tuy nhiên, VCCI cho rằng, mức định lượng của hai tiêu chí chưa thực sự tương xứng với nhau.
Lý do là, để thực hiện tiêu chí giá trị gia tăng, các tập đoàn lớn có thể kêu gọi các nhà cung ứng nước ngoài nằm trong chuỗi cung ứng của họ sang Việt Nam đầu tư mở nhà máy, cung cấp linh kiện, vật tư cho họ tại chính Việt Nam. Trong khi, để thực hiện tiêu chí về tỷ lệ doanh nghiệp Việt tham gia chuỗi, các tập đoàn lớn lại cần nhiều thời gian và công sức để xây dựng lại chuỗi, thậm chí hỗ trợ, đào tạo cho doanh nghiệp Việt Nam có đủ năng lực tham gia chuỗi, nên tiêu chí có tỷ lệ doanh nghiệp Việt sẽ khó thực hiện hơn tiêu chí giá trị gia tăng.
VCCI cho rằng, do các tiêu chí này đều là hai tiêu chí phụ độc lập và doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng một trong các tiêu chí này để hưởng ưu đãi, nên mức định lượng của tiêu chí tỷ lệ doanh nghiệp Việt tham gia chuỗi có thể chưa tạo ra sức hấp dẫn đủ mạnh để các tập đoàn lớn xây dựng chuỗi cung ứng có doanh nghiệp Việt Nam tham gia. Vì vậy, cơ quan soạn thảo cần sửa đổi các định lượng của hai tiêu chí trên nhằm đảm bảo tính khả thi và công bằng giữa các tiêu chí phụ.