发布时间:2025-01-20 14:58:55 来源:VBet88 作者:Nhà cái uy tín
Theo ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình), nhìn tổng thể sau 3 năm, đặc biệt là năm 2018, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng đất nước đã kiềm chế được lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế. Về chủ trương chính sách đề ra được chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đặc biệt là xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo.
“Bộ Tài chính, Bộ Công thương, một số địa phương như Quảng Ninh, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái đã tích cực gương mẫu trong thực hiện tinh giản biên chế. Đây là bước đột phá tích cực trong tinh giản biên chế”, ĐB Nguyễn Ngọc Phương nói.
Theo ĐB, một số chủ trương, chính sách đề ra được chỉ đạo tích cực, thực hiện quyết liệt tạo niềm tin, dấu ấn sâu sắc trong lòng dân như chủ trương của Bộ Tài chính về tích cực thắt chặt chi tiêu, giảm thiểu nợ công, tăng thu ngân sách.
ĐB Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) nhận định, với 12 chỉ tiêu Quốc hội giao, dự kiến có 8 chỉ vượt và 4 chỉ tiêu đạt. Tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 6,98% là mức tăng trưởng cao nhất trong 8 năm trở lại đây và tăng trưởng cao ở cả ba khu vực. ĐB đánh giá cao cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, lạm phát được kiểm soát, thu ngân sách cả năm dự kiến tăng 3% dự toán, tỷ lệ bội chi ngân sách, nợ công ngày càng giảm...
Bày tỏ ấn tượng với nhiều con số trong báo cáo của Thủ tướng trình bày trước Quốc hội, ĐB Trần Thị Hoa Ry (Bạc Liêu) nhận định: Báo cáo cho thấy nền kinh tế của Việt Nam có nhiều nét khởi sắc. Chỉ số tăng trưởng kinh tế đạt 6,89%, vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra; cơ cấu nguồn thu ngân sách bền vững hơn. “Nếu trước đây chúng ta tập trung vào thu từ dầu thô thì trong báo cáo của Chính phủ đã thể hiện, hiện nay thu nội địa chiếm gần 82% trong tổng thu cân đối ngân sách. Tôi cho rằng đây là nỗ lực rất lớn của bộ, ngành, Chính phủ cũng như trong toàn hệ thống chính trị”, nữ ĐB nói.
ĐB Phạm Xuân Thăng (Hải Dương) cho biết, qua nghiên cứu báo cáo thẩm tra sơ kết 3 năm thực hiện kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 của Ủy ban Tài chính- Ngân sách, có những tín hiệu đáng mừng như cơ cấu chi ngân sách nhà nước có chuyển dịch theo chiều hướng tích cực; giảm tỷ trọng chi thường xuyên, tăng chi đầu tư phát triển trong tổng chi ngân sách. Tuy nhiên, theo ĐB, tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách nhà nước còn cao. Nguyên nhân chủ yếu là do tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian, nhiều đầu mối. Số lượng người hưởng lương và phụ cấp từ nguồn ngân sách còn rất lớn, nhất là tại các đơn vị sự nghiệp công lập, số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn và khu dân cư còn rất nhiều…
ĐB Nguyễn Thị Xuân Thu (Khánh Hoà) chúc mừng Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ đã điều hành thành công kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018. Theo ĐB: “Trong điều kiện kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, cạnh tranh các nước lớn diễn ra gay gắt, tình hình kinh tế trong nước còn nhiều hạn chế, yếu kém nhưng Chính phủ đã kiên định các mục tiêu đề ra từ đầu nhiệm kỳ đó là ưu tiên kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế”.
ĐB cho rằng, bình quân 3 năm 2016 - 2018 tăng so với kế hoạch giao 5 năm như chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng, thu ngân sách tăng, bội chi ngân sách nhà nước giảm, nợ công giảm mạnh… là rất đáng phấn khởi./.
Minh Anh
相关文章
随便看看