Phát hành trái phiếu doanh nghiệp sẽ cải thiện,ỷđồngtráiphiếudoanhnghiệpđãđượcpháthànhsauNghịđịnhNĐvô địch quốc gia ba lan nhưng cần thêm giải pháp để phục hồi bền vững Những doanh nghiệp bất động sản nào tham gia phát hành 23.735 tỷ đồng trái phiếu tháng 3/2023? Trái phiếu doanh nghiệp: Pháp lý đã thông, việc thực thi cần phải chấp hành nghiêm túc |
Đây là những thông tin tích cực về tín hiệu phục hồi của thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) vừa được Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, tại cuộc tọa đàm do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 28/5, với chủ đề "Ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp".
Nhiều tín hiệu tích cực trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Nhận xét về những khó khăn vừa qua của thị trường TPDN, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho rằng, xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân khách quan là những tác động từ tình hình khó khăn của kinh tế thế giới và Việt Nam, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, thị trường TPDN của Việt Nam rất non trẻ, các chủ thể tham gia thị trường cũng đều “non trẻ” trong lĩnh vực này, kể cả các doanh nghiệp phát hành, các nhà đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi tham gia tọa đàm |
Trên cơ sở phân tích nguyên nhân những khó khăn của thị trường, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi nhấn mạnh một số giải pháp quan trọng để vực dậy thị trường TPDN.
Thứ nhất chính là phải giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, lãi suất, tỷ giá, lạm phát ổn định. Đó chính là điểm tựa để các doanh nghiệp tiếp tục hoạt động tốt dần lên, trở lại guồng phát triển.
Thứ hai là phải có những quy định pháp luật trực tiếp cho thị trường này, để có thể ứng xử linh hoạt và hiệu quả, đáp ứng kịp thời diễn biến thực tiễn. Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi nêu rõ, thời gian vừa qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách xử lý những vướng mắc của thị trường này. Trong một thời gian rất ngắn, Chính phủ ban hành Nghị định số 65/2022/NĐ-CP và Nghị định số 08/2023/NĐ-CP. Những quy định pháp lý như vậy đã kịp thời giúp các doanh nghiệp phát hành, nhà đầu tư có điều kiện, công cụ pháp lý để giải quyết những khó khăn trước mắt về dòng tiền, thanh khoản, tài sản đảm bảo… trên nguyên tắc xuyên suốt là lợi ích hài hòa và rủi ro chia sẻ.
“Doanh nghiệp phát hành phải chịu trách nhiệm đến cùng với những nghĩa vụ như các cam kết của mình với nhà đầu tư. Nhà nước thì giám sát các doanh nghiệp, giám sát thị trường để đảm bảo việc thực thi các nhiệm vụ theo đúng các quy định của pháp luật. Bản thân các nhà đầu tư cũng phải tôn trọng các quy định của pháp luật để Nhà nước hỗ trợ và giám sát thị trường này minh bạch và đảm bảo hài hòa các quyền lợi, lợi ích của các bên” - Thứ trưởng cho hay.
Bên cạnh tháo gỡ về mặt pháp lý, Chính phủ cũng đã có nhiều giải pháp khác hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như chính sách miễn, giãn, giảm thuế, phí, cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp, hạ lãi suất, gỡ vướng cho thị trường bất động sản… Tất cả những giải pháp đồng bộ này không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp mà cũng tác động tích cực đến thị trường TPDN.
Mặt khác, các cơ quan chức năng thời gian qua đã tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra để đảm bảo thị trường này minh bạch và tuân thủ các quy định của pháp luật. Thông điệp của Chính phủ rất rõ ràng là không hình sự hóa các quan hệ kinh tế. Doanh nghiệp phải tôn trọng các thỏa thuận của doanh nghiệp phát hành với nhà đầu tư, theo quy định của pháp luật và phải thực thi trách nhiệm của mình, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi khẳng định.
Theo báo cáo của Sở Giao dịch chứng khoán, có 16 doanh nghiệp đàm phán thành công để giải quyết khối lượng trái phiếu gần 8 nghìn tỷ đồng (7,9 nghìn tỷ đồng). Trong đó, có một số doanh nghiệp phát hành lớn như: Tập đoàn địa ốc Bulova, Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai, Công ty cổ phần Hưng Thịnh Land… Nhờ có quy định mới của Chính phủ, các doanh nghiệp cùng với nhà đầu tư đã thực hiện được các phần việc như đàm phán, gia hạn, chuyển đổi thành tài sản,… thành công. |
Chia sẻ một số kết quả trên thị trường TPDN gần đây, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho hay, từ khi Nghị định 08 được ban hành ngày 5/3/2023, đã có 15 doanh nghiệp phát hành được khối lượng là 26,4 nghìn tỷ đồng TPDN ra thị trường. Trong khi giai đoạn cuối năm 2022 và 2 tháng đầu năm 2023, hầu như không có doanh nghiệp nào phát hành được trái phiếu ra thị trường. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy tác động chính sách giúp các doanh nghiệp và các nhà đầu tư có niềm tin và bắt đầu quay trở lại thị trường.
Ở một khía cạnh khác, sau khi Nghị định 08 ra đời, nhiều doanh nghiệp đã đàm phán thành công với các nhà đầu tư trong xử lý vướng mắc về quá trình thanh khoản, dòng tiền khi trái phiếu đến hạn.
Theo Thứ trưởng, sau khi có các nghị định này, nhận thức, ý thức của các chủ thể tham gia thị trường tốt lên rất nhiều, hiểu được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình khi tham gia thị trường hơn. Các tổ chức phát hành, cung cấp dịch vụ chấp hành nghiêm túc chế độ cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư. Như vậy, với những quy định mới của Chính phủ, chúng ta đã đạt kết quả bước đầu rất tích cực. Trong thời gian tới, thị trường được kỳ vọng sẽ có những điều chỉnh và bắt đầu đi lên một cách bền vững.
Xây dựng nền tảng cho hệ thống tài chính lành mạnh là vấn đề cấp bách
Tham gia trực tuyến từ Singapore, PGS.TS. Vũ Minh Khương - giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, đánh giá về phản ứng chính sách cho rằng, Chính phủ đã luôn sát cánh cùng doanh nghiệp để tháo gỡ những khó khăn hiện đang gặp phải trên thị trường TPDN.
PGS.TS. Vũ Minh Khương |
Về dài hạn, ông nhấn mạnh việc tạo nền móng vững chắc cho thị trường, bởi đây là kênh huy động vốn đặc biệt quan trọng. Nhìn những quốc gia đã tạo ra những phát triển thần kỳ thì trái phiếu có vai trò rất quan trọng, đến 100% GDP, trong đó khoảng 50% của doanh nghiệp và 50% của Chính phủ.
Nhìn số liệu về thị trường vừa qua, PGS.TS Vũ Minh Khương nhận xét lãi suất phát hành quá cao, lên đến 13%, thì doanh nghiệp rất khó. Nếu đòn bẩy quá cao, tức là hầu hết dựa vào trái phiếu thì lại càng khó, do đó cần có khảo sát, giúp đỡ doanh nghiệp thật kỹ.
Để hỗ trợ doanh nghiệp tránh những vấn đề hình sự, PGS.TS Vũ Minh Khương nêu ra 3 tuyến phòng vệ. Tuyến phòng vệ thứ nhất là các lãnh đạo doanh nghiệp phải hiểu thật kỹ về quản trị doanh nghiệp. Tuyến phòng vệ thứ hai là bảo đảm vấn đề pháp lý, phản ứng cứu hộ. Tuyến phòng vệ thứ ba là cần kiểm toán hàng năm để đánh giá, bởi tình hình kinh tế biến đổi rất nhanh, do đó cần cập nhật các kiến nghị thường xuyên, liên tục.
Một số quốc gia không chú ý đầu tư nâng cấp hệ sinh thái cho trái phiếu nên khó phát triển, ví dụ như Indonesia hay Philippines vẫn quanh quẩn ở mức phát hành 30 tỷ USD. Trong khi ở Hàn Quốc, doanh nghiệp có thể phát hành cả nghìn tỷ USD, ông Vũ Minh Khương nêu ví dụ.
Từ thực tế này, PGS.TS Vũ Minh Khương cho rằng xây dựng một nền tảng cho hệ thống tài chính lành mạnh cho tương lai của Việt Nam là vấn đề rất cấp bách. “Tôi tin là Chính phủ nhiệm kỳ này có thể làm được vấn đề đó và coi thách thức hiện giờ chúng ta gặp phải là một quyết tâm chiến lược để Việt Nam để tạo ra một nền móng thật tốt trong thời gian tới” - ông nói.
Một giải pháp quan trọng cho thị trường TPDN được Thứ trưởng Bộ Tài chính đề cập là công tác truyền thông. Hơn một năm, công tác truyền thông về TPDN, về chính sách nói chung đã có nhiều kết quả đáng ghi nhận. Từ đó, nâng cao nhận thức của tất cả các chủ thể tham gia thị trường, từ doanh nghiệp phát hành, nhà đầu tư, các tổ chức cung cấp dịch vụ và cả cơ quan quản lý nhà nước cũng nhận thức một cách đầy đủ hơn, chính xác hơn về thị trường này. Từ đó, ý thức thực thi trách nhiệm, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật tốt hơn. |