您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

【bóng đá tỷ số】Soi kèo góc MU vs Bodo/Glimt, 3h00 ngày 29/11

Ngoại Hạng Anh2人已围观

简介Soi kèo góc MU vs Bodo/GlimtSoi kèo phạt góc hiệp 1Tỷ lệ: 0:2Tài ...

thái trường giang

ĐB Thái Trường Giang (Cà Mau): Các nước đều có cơ chế xóa nợ cho các khoản nợ thuế không có khả năng thu hồi. Ảnh: quochoi.vn

“Xử lý nợ thuế giúp cho ngân sách rõ ràng,óanợthuếđểgiảiquyếttồnđọngtriểnkhaithôngsuốtluậtmớbóng đá tỷ số minh bạch hơn”

Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) phát biểu đều đồng tình với sự cần thiết phải ban hành nghị quyết và cho rằng, nghị quyết thể hiện tính nhân văn của chế độ đối với một số đối tượng NNT không có khả năng nộp ngân sách.

Có ĐB chia sẻ, ngành Thuế đã rất quyết liệt trong thu hồi nợ thuế. QH rất chia sẻ với khó khăn của cán bộ, công chức thuế miệt mài thu cho NSNN; chia sẻ với khó khăn của NNT cũng như đảm bảo sự công bằng cho đối tượng NNT nghiêm túc cho ngân sách.

ĐB Thái Trường Giang (Cà Mau) bày tỏ đồng tình sự cần thiết ban hành nghị quyết. Theo ĐB, Luật Quản lý thuế hiện hành chưa bao quát hết được các đối tượng cần xử lý nợ đối với các trường hợp không còn khả năng nộp NSNN dẫn đến số nợ đọng không có khả năng thu tăng cao và phát sinh thêm đối tượng nợ thuế.

ĐB Thái Trường Giang cho rằng, chúng ta không thể xóa các khoản nợ không thể nào thu hồi được của các NNT bị chết, bị mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc khi NNT lâm vào tình trạng phá sản, giải thể hoặc các trường hợp bị thiên tai, bất khả kháng. Các nước trên thế giới đều đã có cơ chế thực hiện xóa nợ cho các khoản nợ thuế không có khả năng thu hồi.

“Vừa qua, Luật Quản lý thuế năm 2019 được thông qua tại kỳ họp thứ 7 đã quy định xử lý nợ cho các đối tượng mất khả năng hành vi dân sự, giải thể, phá sản, chịu ảnh hưởng thiên tai, bất khả kháng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Luật này có hiệu lực từ 1/7/2020 cho nên tôi đồng ý ban hành nghị quyết để xử lý các khoản nợ phát sinh trước thời điểm luật có hiệu lực”, ĐB Thái Trường Giang nói.

ĐB Dương Minh Tuấn (Bà Rịa – Vũng Tàu) nhận định, thời gian qua, Chính phủ, Bộ Tài chính cũng như các bộ, ngành đã ban hành nhiều văn bản quy định góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Công tác thanh tra, kiểm tra, chống thất thu thuế được tăng cường. Bên cạnh số thuế thu được, không thể tránh được phát sinh các khoản nợ thuế.

Đối với cơ quan quản lý thuế, việc xử lý các khoản nợ thuế sẽ giúp cho ngân sách rõ ràng hơn, cơ quan quản lý thuế bớt thời gian theo dõi các khoản nợ không còn khả năng thu, từ đó dành thời gian quản lý các khoản nợ mới thông qua thanh kiểm tra, đôn đốc thu để tránh phát sinh nợ mới phát sinh. Điều này cũng giúp cơ quan thuế cắt giảm biên chế, tiết giảm chi phí.

ĐB Ngô Trung Thành (Đắk Lắk), ĐB Mai Hồng Hải (Hải Phòng) cũng đồng tình cần thiết phải ban hành nghị quyết về khoanh tiền nợ thuế, xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với NNT không còn khả năng nộp NSNN. ĐB Mai Hồng Hải cho rằng, việc DN lâm vào tình trạng khó khăn, dẫn đến không thực hiện được nghĩa vụ tài chính trong đó có nghĩa vụ nộp thuế là bình thường và đây là thực tiễn cần có quy định pháp luật để điều chỉnh.

Theo ĐB Mai Hồng Hải, nghị quyết được trình QH thông qua tại 1 kỳ họp nhưng đây là vấn đề tồn tại nhiều năm, đã được Chính phủ báo cáo và được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến tại các kỳ họp trước. Tại kỳ họp này, xem xét thông qua nghị quyết vào thời điểm QH vừa ban hành Luật Quản lý thuế năm 2019 tại kỳ họp thứ 7 nên nhiều nội dung trong nghị quyết được kế thừa, tiếp thu như đối tượng được xử lý nợ, hay thẩm quyền xử lý nợ. “Với cách tiếp cận như vậy, đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật xử lý thuế nợ”, ĐB Mai Hồng Hải nhấn mạnh.

ĐB Trần Văn Lâm (Bắc Giang) nói: “Tôi đồng tình cần thiết ban hành nghị quyết, đây là chủ trương khá đúng và kịp thời, giúp hỗ trợ thực thi Luật Quản lý thuế vừa được QH thông qua được thuận lợi, tăng cường quản lý thuế và quản lý ngân sách. Nghị quyết có ý nghĩa quan trọng trong giải quyết những tồn đọng để luật mới được triển khai thông suốt. Nghị quyết áp dụng cho thời điểm trước khi Luật Quản lý thuế năm 2019 có hiệu lực thi hành, khoanh nợ, xóa nợ đối với các khoản nợ ảo”, ĐB Trần Văn Lâm nói.

Quy định chặt đảm bảo công bằng giữa NNT

ĐB Mai Hồng Hải đồng tình với tên gọi nghị quyết, nhưng cần làm rõ khái niệm “thuế nợ” và “nợ thuế”. Bởi theo ĐB, “thuế nợ” gồm cả tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp, tiền nợ thuế và tiền phạt vi phạm hành chính. Cho nên phải rà soát cho chính xác, rõ ràng và tránh hiểu sai.

ĐB Thái Trường Giang nhận định: “Các biện pháp xử lý nợ thuế đã được quy định khá đầy đủ, rõ ràng, minh bạch. Đặc biệt quy định về xử lý nợ tại Điều 5 dự thảo nghị quyết rất rõ ràng, chặt chẽ, tránh được việc lợi dụng chính sách để trục lợi. Điều này cho thấy việc cẩn trọng trong quá trình xây dựng nghị quyết. Khi ban hành nghị quyết, không thể đương nhiên cứ có nợ là xóa mà căn cứ cụ thể vào từng hồ sơ, từng trường hợp, điều kiện cụ thể mới được xem xét xóa tiền chậm nộp, tiền phạt của NNT còn nợ thuế. Việc xem xét này sẽ được giám sát bởi nhiều cơ quan, ban ngành có liên quan đã được quy định tại dự thảo nghị quyết. Vì vậy, tôi rất đồng tình với từng biện pháp, quy định mà dự thảo đưa ra”.

Nhiều ĐBQH đồng tình với quy định, trường hợp NNT đã được xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp, nhưng nếu cơ quan có thẩm quyền, cơ quan quản lý thuế phát hiện việc xóa nợ không đúng quy định hoặc NNT (là tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh) đã được xóa nợ khi quay lại sản xuất, kinh doanh hoặc thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh mới thì phải hủy quyết định xóa nợ, khoanh nợ (nếu có) và nộp vào ngân sách khoản nợ đã được xóa.

ĐB Trần Văn Lâm cho rằng, việc quy định như vậy có tác dụng răn đe, đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế và thu nộp vào ngân sách đối với các khoản thuế có thể thu hồi. Tuy nhiên, đối với đối tượng là NNT bị thiệt hại vật chất do gặp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ, nếu quay trở lại kinh doanh thì cũng không nên truy thu đối với các đối tượng này, để tạo điều kiện cho các đối tượng vượt khó vươn lên.

Đối tượng thừa kế phải nộp thuế thay cho người đã mất

Theo ĐB Bùi Thị Quỳnh Thơ (Hà Tĩnh), việc xử lý nợ để tháo gỡ khó khăn cho NNT là cần thiết nhưng cũng cần phòng ngừa và ngăn chặn NNT lợi dụng chính sách để trục lợi. Vấn đề đặt ra là trong các trường hợp đã được xóa chậm nộp, xóa phạt chậm nộp, nếu cơ quan có thẩm quyền phát hiện việc xóa nợ không đúng quy định hoặc doanh nghiệp được xóa nợ quay lại sản xuất kinh doanh, hoặc thành lập cơ sở kinh doanh mới thì phải xử lý như thế nào. ĐB đề nghị Chính phủ cần làm rõ thêm vấn đề này.

Nữ ĐB này cho rằng, một trong những đối tượng được đề xuất xử lý tiền nợ là người chết, nhưng trên thực tế có những người chết vẫn có người thừa kế pháp lý, tức là vẫn tồn tại theo Bộ Luật Dân sự quy định về thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại, trong đó có các khoản nợ thuế, nợ NSNN. Trường hợp này, đối tượng thừa kế vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thuế cho người chết.

Theo ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre), quyền xóa nợ thuế là của Quốc hội. Trong quá trình thực hiện, phải rút kinh nghiệm hàng năm. “Anh em quản lý món nợ này cũng phải chi phí, cho nên nếu xóa được thì xóa. Tuy nhiên, chúng ta cần hết sức cẩn trọng, đối với trường hợp cá nhân là chủ công ty, chủ doanh nghiệp đã chết, mà có người thừa kế thì người thừa kế phải có nghĩa vụ nộp thuế, tránh thất thoát ngân sách”, ĐB Lưu Bình Nhưỡng nói.

Nhiều ĐBQH đồng tình cho rằng, cần thành lập hội đồng tư vấn và kiểm toán khoanh nợ, xóa nợ thuế. Hội đồng này khi xét duyệt xóa nợ phải đầy đủ các thành phần như HĐND, UBND, hiệp hội các doanh nghiệp… để thực hiện công khai, minh bạch xóa nợ thuế.

Một số ĐBQH cho rằng, dự thảo Nghị quyết đã được Chính phủ chuẩn bị khá chu đáo, kỹ càng, do đó, có thể xem xét, thông qua theo quy trình rút gọn tại 1 kỳ họp./.

Chưa xử lý số nợ thuế gốc

Phát biểu cuối phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cảm ơn QH thảo luận kỹ và thống nhất cao sự cần thiết của việc ban hành nghị quyết.

Theo Bộ trưởng, dự thảo Nghị quyết Chính phủ trình QH chỉ xử lý tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp, chưa xử lý đến số tiền nợ thuế gốc. Điều kiện tiên quyết để xử lý là NNT không còn khả năng nộp NSNN và đây là xử lý tiền chậm nộp, tiền phạt chậm nộp, thực chất là tiền nợ ảo như một số ĐBQH đã phát biểu.

Tiền nợ thuế gốc sẽ tiếp tục theo dõi và sẽ xử lý theo quy định của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 vừa được QH thông qua. Nghị quyết này áp dụng cơ chế tương tự như quy định tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 nhưng áp dụng cho số nợ thuế trong giai đoạn trước 1/7/2020 để không làm phát sinh thêm tiền chậm nộp, tiền phạt chậm nộp mà không thể thu hồi được, không còn đối tượng để thu hồi nợ.

Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, khi QH ban hành nghị quyết này, đây sẽ là văn bản quy phạm pháp luật quy định cơ sở pháp lý cho việc xử lý nợ, không phải ban hành nghị quyết này để xóa ngay được nợ mà phải căn cứ vào từng đối tượng, từng hồ sơ, đáp ứng điều kiện về hồ sơ thủ tục đúng theo quy định mới được xử lý nợ. Cơ quan thuế đã theo dõi từng đối tượng, cụ thể chi tiết.

“Trên tinh thần đó, chúng tôi sẽ nghiêm túc tiếp thu ý kiến các ĐBQH tại hội trường, tại tổ để phối hợp với Ủy ban Tài chính – Ngân sách của QH tiếp thu, hoàn chỉnh nghị quyết để trình QH thông qua vào cuối kỳ họp này./.

Minh Anh

Tags:

相关文章