Lý do tập trung lấy mẫu tại các tiệm bánh mì
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa vừa phối hợp với các đơn vị liên quan lấy mẫu các tiệm bánh mì ở TP Nha Trang để xét nghiệm,ẫurautrongbánhmìởNhaTrangdươngtínhthếnàovớidưlượngthuốctrừsâkqbd mallorca nhằm giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm.
Đoàn giám sát tập trung lấy mẫu của các tiệm bánh mì tại 4 phường: Lộc Thọ, Tân Lập, Phương Sài, Vạn Thạnh. Cụ thể, cơ quan chuyên môn lấy mẫu rau sống, xà lách, hành, ngò, dưa leo… của tiệm D. trên đường Bà Triệu, tiệm S. đường Nguyễn Thiện Thuật, tiệm Ng. đường Trần Đường, tiệm Ng. đường Hoàng Văn Thụ, 2 cơ sở trên Bạch Đằng và Nguyễn Thiện Thuật của tiệm P...
Về lý do thực hiện, Sở Y tế Khánh Hòa lý giải thời gian qua, nhiều nơi trên địa bàn xảy ra ngộ độc thực phẩm liên quan bánh mì. Đồng thời, trong điều kiện thời tiết nắng nóng như hiện nay, nguy cơ xảy ra ngộ độc thực phẩm từ bánh mì là rất cao.
Vì thế, cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch nhằm chủ động phát hiện sớm các mối nguy ô nhiễm đối với một số nhóm thực phẩm có nguy cơ cao, đang được bán tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố. Từ đó, ngành chức năng có biện pháp quản lý và ngăn chặn kịp thời, hạn chế thấp nhất nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.
Chưa thể kết luận mẫu rau dương tính dư lượng thuốc trừ sâu an toàn hay không
Trong số mẫu thực phẩm được lấy, cơ quan chức năng xét nghiệm hơn 101 mẫu tại phòng kiểm nghiệm và 105 mẫu xét nghiệm nhanh, gồm 21 mẫu rau.
Theo kết quả xét nghiệm nhanh dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với 21 mẫu rau sống, có 11 mẫu dương tính dư lượng thuốc trừ sâu. Ngoài ra, 1 mẫu chả bò dương tính hàn the được lấy từ hộ kinh doanh M. trên đường Ngô Gia Tự.
Còn kết quả tại phòng kiểm nghiệm cho thấy có 6 mẫu là rau sống, hành ngò, dưa leo, sốt trứng, jambon… nhiễm vi khuẩn Salmonella - một độc tố hàng đầu gây bệnh đường tiêu hóa.
Theo Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa, kết quả xét nghiệm nhanh dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau chỉ mang tính cảnh báo mối nguy. Hiện tại, chưa có căn cứ khoa học để khẳng định rằng mẫu rau "dương tính" đó có vi phạm giới hạn an toàn đối với chỉ tiêu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của Bộ NN-PTNT hay không. Muốn xác định được điều này, phải tiếp tục gửi mẫu đến phòng kiểm nghiệm được công nhận.
Trường hợp kết quả tại phòng kiểm nghiệm cho thấy hàm lượng thuốc trừ sâu trong mẫu rau vượt quá giới hạn cho phép, khi đó mới có cơ sở pháp lý để khẳng định mẫu rau không an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng.
Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, tại tỉnh Khánh Hòa đã xảy ra 5 vụ ngộ độc thực phẩm với 509 người mắc, chủ yếu ở TP Nha Trang. Trong đó, 1 trường hợp tử vong chưa rõ nguyên nhân. Các vụ ngộ độc liên quan nhóm thức ăn đường phố, chủ yếu do vi khuẩn Salmonella hoặc E.coli.