Thặng dư thương mại gấp hơn 2 lần
Tại hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức chiều 28/6,ấtkhẩusảnphẩmnônglâmthủysảntiếptụcđàtăngtrưởngtíchcựnhận định trận benfica ông Nguyễn Văn Việt - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch cho biết, theo tính toán, tốc độ tăng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm ước đạt khoảng 2,8%. Trong đó, nông nghiệp tăng 2,31%, chăn nuôi tăng 5,7%; lâm nghiệp tăng 4,97%; thủy sản tăng 4,15%.
Đáng chú ý, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm 2022 đạt 27,88 tỷ USD, tăng 13,9%. Trong đó nhóm nông sản chính đạt 11,37 tỷ USD, tăng 8,8%; lâm sản chính 9,1 tỷ USD, tăng 3%; thủy sản 5,8 tỷ USD, tăng 40,8%; chăn nuôi 176 triệu USD, giảm 15,9%; đầu vào sản xuất 1,42 tỷ USD, tăng 64,8%. Nhập khẩu nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm khoảng 22,1 tỷ USD. Thặng dư thương mại toàn ngành đạt khoảng 5,75 tỷ USD, gấp 2 lần so với 6 tháng đầu năm 2021.
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đồ họa: Thế Dương |
Ông Nguyễn Văn Việt cho hay, để đạt kết quả này, Bộ NN&PTNT đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công thương thực hiện các cơ chế, chính sách đối với công tác xúc tiến thương mại, đàm phán mở cửa, phát triển thị trường để giải quyết kịp thời các vướng mắc thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản; ứng phó với tác động của dịch Covid-19 và xung đột Nga - Ukraine làm đứt gãy chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu.
Cùng với đó, toàn ngành đã chủ động nghiên cứu, dự báo, tranh thủ cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới để thúc đẩy xuất khẩu nông sản. Đồng thời, Bộ NN&PTNT phối hợp với đại sứ quán, tham tán thương mại, tham tán nông nghiệp Việt Nam tại các nước xây dựng các kênh trao đổi, cung cấp thông tin các thị trường xuất khẩu, tăng cường xúc tiến, quảng bá theo hình thức trực tuyến (online) đối với các sản phẩm đã được mở cửa, xuất khẩu chính ngạch vào các thị trường lớn và khai thác hiệu quả các thị trường tiềm năng...
Đối với thị trường trong nước, Bộ NN&PTNT thường xuyên theo dõi, nắm bắt và tổng hợp thông tin, số liệu về giá cả, tình hình sản xuất và nguồn cung nông sản tại các địa phương; phối hợp với Bộ Công thương và các địa phương tổ chức hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và xây dựng phương án tổ chức sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu thụ nông sản trong điều kiện thích ứng linh hoạt, an toàn dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, xử lý tình trạng ùn ứ nông sản ở biên giới; chủ động phối hợp, hỗ trợ các địa phương trong công tác giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ, xúc tiến thương mại các sản phẩm nông sản đặc sản địa phương…
Phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng ở mức cao nhất
Tuy nhiên, Bộ NN&PTNT cũng thẳng thắn nhìn nhận, trong 6 tháng đầu năm, ngành vẫn có một số tồn tại, hạn chế như hoạt động xúc tiến thương mại, đàm phán mở cửa thị trường chưa nhiều khi phải thực hiện theo hình thức trực tuyến. Có thời điểm vẫn tái diễn tình trạng ùn ứ phương tiện xuất, nhập khẩu nông sản qua các cửa khẩu phía Bắc, gây nhiều khó khăn cho sản xuất kinh doanh và bà con nông dân. Những khó khăn khi nguyên liệu vật tư đầu vào phụ thuộc vào nhập khẩu từ nước ngoài; bên cạnh đó giá thức ăn chăn, phân bón... tăng cao.
Bộ NN&PTNT cũng đề ra một số chỉ tiêu chính 6 tháng cuối năm và cả năm 2022, cụ thể tốc độ tăng trưởng GDP năm 2022 toàn ngành đạt 2,8 - 3,0% (Chính phủ giao 2,5 - 2,8%), giá trị sản xuất toàn ngành tăng 2,9 - 3,1%...
Tăng giá trị xuất khẩu các sản phẩm chủ lực, có triển vọngTheo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để đạt được mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2022 khoảng 55 tỷ USD (cao hơn Chính phủ giao 5 tỷ USD), cần thực hiện các giải pháp tác động vào các sản phẩm chủ lực xuất khẩu có triển vọng và khả năng tăng giá trị xuất khẩu cao để bù vào những sản phẩm dự kiến có khả năng không đạt chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu cả năm, như: nông sản chính 25 tỷ USD; lâm sản và đồ gỗ 17 tỷ USD; thủy sản 10 tỷ USD; các mặt hàng khác khoảng 3 tỷ USD. |
Để đạt các mục tiêu này, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh, 6 tháng cuối năm ngành NN&PTNT tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành, nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông sản và hiệu quả sản xuất, kinh doanh; phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng của năm ở mức cao nhất.
Theo đó, cơ cấu lại ngành theo hướng phát triển nông nghiệp sinh thái, hiện đại, kinh tế tuần hoàn; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khơi thông các nguồn lực cho phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đồng thời, ngành Nông nghiệp tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh và xung đột Nga - Ukraine; từng bước tự chủ nguồn cung, giảm nhập khẩu để không phụ thuộc quá nhiều vào thị trường thế giới, góp phần ổn định và giảm chi phí đầu vào cho sản xuất.
Cùng với đó, phát triển mạnh thị trường, tháo gỡ các rào cản, tạo thuận lợi cho tiêu thụ nông lâm thủy sản như đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đàm phán các điều kiện về hàng rào kỹ thuật, về hàng rào thương mại để các sản phẩm nông nghiệp chưa có thị trường sớm được xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường lớn, có giá trị như thị trường châu Âu, Mỹ và Trung Quốc, với phương châm là đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trường góp phần từng bước giảm xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới phía Bắc, hạn chế tình trạng ùn ứ hàng hóa diễn ra tại khu vực cửa khẩu như giai đoạn vừa qua...